Bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Nếu mẹ bầu lần 2 mà trong vòng 5 năm trở lại đây chưa tiêm bất cứ mũi uốn ván nào thì cần tiêm lại trong tam cá nguyệt thứ 2. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng biết rõ nguyên do vì sao phải tiêm uốn ván. Đặc biệt, tiêm uốn ván được bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối an toàn cho cả hai mẹ con.
Vì sao bà bầu phải tiêm phòng uốn ván?
Mẹ cần biết, uốn ván là thuật ngữ y khoa chỉ căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Chúng có hàm lượng độc tố cực mạnh với tốc độ lây nhiễm siêu nhanh. Vì vậy, nếu ai nhiễm phải loại virus này đều có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt, loại vi khuẩn này rất khó tiêu diệt hoàn toàn. Bởi chúng có khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt. Trong đó, đối tượng nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván cao gồm có người có vết thương hở trên da, nhất là thai phụ chuyển dạ để sinh đẻ hay trẻ sơ sinh cắt dây rốn trong lúc được sinh ra. Chính những lý do trên mà cần phải tiêm uốn ván dù sinh lần 1, lần 2 hay lần sau nữa.
Vi khuẩn uốn ván gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con nên cần phải tiêm
Bà bầu tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không?
Tiêm uốn ván cũng giống như các mũi tiêm vắc-xin phòng bệnh lây nhiễm khác như sởi, quai bị, rubella… Mẹ bầu cần được tiêm vào một thời điểm đã được chỉ định trước đó. Nhiều chị em lại lo sợ tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi.
Theo bác sĩ, tiêm uốn ván sẽ tạo nên kháng thể giúp cơ thể mẹ bầu tránh được nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh khi sinh đẻ. Vắc – xin uốn ván đã được kiểm tra đảm bảo không ảnh hưởng đến thai và an toàn cho cả người mẹ.
Tiêm uốn ván an toàn với cả hai mẹ con
Bà bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào?
Tuỳ theo, mẹ bầu mang thai lần thứ mấy mà áp dụng lịch trình tiêm cho đúng. Lịch trình tiêm uốn ván mang thai lần 1 khác lần 2 như:
- Nếu chị em mang thai lần đầu và trong 5 năm trở lại đây không tiêm uốn ván thì mũi đầu tiên tiêm trong 2 tháng giữa thai kỳ. Còn mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
- Trường hợp thai phụ mang thai lần 2 hay lần tiếp theo mà trong vòng 5 năm trở lại chưa tiêm vắc-xin uốn ván nhắc lại. Lúc này, mẹ bầu cần tiêm 1 mũi vào giữa 3 tháng thai kỳ. Khi thai phụ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván từ bé thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
- Nếu thai phụ tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván nhưng lần tiêm cuối cùng >1 năm thì nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Có những thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm lại. Nhưng nếu thời gian tiêm quá 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi. Còn chị em tiêm đủ 2 mũi trong lần mang thai trước và không quá 10 năm thì cần tiêm 1 mũi vắc-xin từ tuần thai 20 trở đi.
Tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 khác hoàn toàn lần 1
Một số lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2
- Trong một vài trường hợp, thai phụ có thể gặp phải phản ứng phụ khi tiêm uốn ván như hơi đau nhức, sưng đỏ ở vết tiêm hay người sốt nhẹ. Mẹ không cần phải sử dụng thuốc hay đá chườm lên vì nó sẽ tự hết sau vài ngày.
- Mẹ có cảm giác cảm cúm giả với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi một vài ngày. Vì vậy, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng khi gặp phải tác dụng phụ đó.
- Mẹ cần theo dõi các triệu chứng xuất hiện sau khi tiêm uốn ván như tim đập nhanh, chân tay run, tiểu chảy, da xanh xao… thì cần đến ngay bệnh viện thăm khám.
- Còn với một số mẹ sốt nhẹ thì có thể áp dụng cách là dùng khăn ấm lau qua hay chườm lên vị trí bẹn, nách hoặc lưng. Mẹ uống thêm nhiều nước trái cây, ăn nhiều rau xanh. Các mẹ tuyệt đối không được tự mua thuốc về nhà uống.
Bà bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào là câu hỏi của rất rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa. Hãy thực hiện theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con và ngăn ngừa bệnh tốt nhất. Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!