Bà bầu mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào nếu những lần mang thai trước đã từng chích vắc-xin này đang là thắc mắc của không ít mẹ bầu hiện nay.
Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin khoa học chính xác nhất cho mẹ về vấn đề này.
Lịch tiêm uốn ván cho bà mẹ trong từng lần mang thai
Trường hợp phụ nữ mang thai lần đầu tiên
Lần 1: mẹ bầu cần được tiêm khi thai kỳ được 20 tuần. Không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.
Lần 2: mẹ bầu cần phải tiêm vắc-xin sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 30 ngày. Ngoài ra mẹ bầu cần được tiêm trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.
Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2
Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ dựa vào khoảng cách thời gian giữa 2 lần mang thai.
Nếu 2 lần mang thai cách nhau không quá 5 năm và tiêm đủ 2 liều uốn ván trước. Khi đó mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 liều uốn ván ngay khi thai nhi đủ 24 tuần.
Nếu thời gian mang thai cách nhau quá 5 năm hoặc tiêm ván không đủ số liều chỉ định. Ở trường hợp này, bà bầu cần tiêm lại cả 2 mũi. Thời gian tiêm cũng tương tự như tiêm uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai.
Tiêm vắc xin uốn ván luôn quan trọng bất kể bạn mang thai lần đầu tiên hay lần thứ 2, 3 trở đi.
Vậy mang thai 3 lần tiêm uốn ván khi nào?
Đầu tiên, mẹ bầu cần ghi lại lịch sử tiêm ngừa uống ván ở 2 lần mang thai trước. Trường hợp mẹ đã tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm như trên. Mũi tiêm cuối cùng cách mang thai lần 3 dưới 10 năm thì mẹ không cần tiêm mũi nhắc lại. Còn nếu hơn 10 năm thì sản phụ cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Thời gian tiêm cũng tương tự như trong trường hợp tiêm lần một. Tức là thai phụ cần được tiêm trong giai đoạn thai nhi đã trên 20 tuần tuổi.
Nếu bạn thắc mắc mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào, thì đây là điều cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra những người bầu lần 2 mang đa thai cần tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.
Thai phụ cần lưu ý ghi nhớ lịch sử tiêm vắc xin để thực hiện cho các lần mang thai sau.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai 3 lần có nguy hiểm không?
Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trực khuẩn uốn ván là phụ nữ đang chuyển dạ. Trẻ sơ sinh khi cắt dây rốn cũng có thể bị uốn ván. Đây là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế tiêm uốn ván cho bà bầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa.
Phụ nữ chuyển dạ hoặc trẻ sơ sinh cắt dây rốn có nguy cơ cao nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Nhiều chị em còn lo lắng tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ảnh hưởng tới thai nhi. Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng uốn ván là rất an toàn. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể mẹ tạo kháng thể bảo vệ trước. Nhờ đó giúp chúng ta tránh được nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Đặc biệt việc tiêm phòng cũng hỗ trợ sang cơ thể thai nhi. Nó giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh ở trẻ.
Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu không ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Thay vào đó, nó giúp bảo vệ an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế các mẹ nên thực hiện tiêm phòng theo đúng khuyến cáo của Bộ Y Tế.
Lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu
Khi tiêm uốn ván có thể sẽ xuất hiện biểu hiện như sưng đau, dị ứng tại chỗ… Đây là những phản ứng phụ thường gặp và không gây nguy hiểm với bà bầu. Chúng sẽ tự động khỏi sau khoảng từ 3 đến 4 ngày mà không cần uống thuốc. Những biểu hiện này không gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của người và bé. Vì vậy nên sản phụ không cần quá lo lắng về tình trạng này.
Mẹ nên ghi nhớ cách xử lý giảm sưng đau từ bác sĩ.
Lời kết
Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu là rất cần thiết. Bởi nó giúp mẹ bầu ngăn chặn khả năng nhiễm trùng uốn ván rất nguy hiểm. Vì thế sản phụ nên tuân theo lịch tiêm tại cơ sở tiêm chủng có uy tín nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!