Các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng vắc-xin ở trẻ thường không nguy hiểm. Tuy nhiên để yên tâm hơn, bố mẹ nên theo dõi trẻ ít nhất 24 giờ sau khi tiêm.
Các phản ứng phụ sau tiêm chủng đa phần không gây hại cho trẻ
Tiêm chủng là phương pháp an toàn và hiện đại nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho trẻ. Các chuyên gia luôn khuyến cáo bố mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ ở các năm đầu đời. Dù vậy, nhiều bậc phụ huynh vẫn tỏ ra lo ngại các phản ứng phụ sau tiên chủng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tiêm chủng là phương pháp y tế hiện đại nhằm bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm
Các bác sĩ khẳng định hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng đều không gây nguy hiểm. Đa phần đó là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vắc-xin. Rất hiếm khi xảy ra các trường hợp phản ứng ở mức độ nặng sau khi tiêm. Tuy vậy, bố mẹ không nên chủ quan và theo dõi biểu hiện của trẻ thật kỹ sau khi tiêm phòng.
Phân loại mức độ phản ứng sau khi tiêm vắc-xin
Theo các chuyên gia y tế, có 3 mức độ phản ứng sau tiêm phòng gồm: Nhẹ, vừa và nặng. Mỗi mức độ có biểu hiện và cách xử lý khác nhau.
Mức độ phản ứng nhẹ và cách xử lý
Đây là nhóm có mức độ nhẹ nhất trong số các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng. Đây đều là những biểu hiện bình thường xuất hiện ở hầu hết các bé. Bố mẹ không cần quá lo lắng khi xuất hiện các tình trạng này.
Đau hoặc sưng, ngứa nhẹ tại nơi tiêm
Đây là phản ứng thường thấy nhất sau khi tiêm phòng. Bé sẽ đau khoảng 1 giờ sau khi tiêm. Có trường hợp cơn đau kéo dài cả ngày khiến trẻ quấy khóc không ngừng. Ngoài ra, trẻ có thể bị sưng nhẹ hoặc ngứa trong 3-6 ngày. Có từ 5-10% trẻ gặp phải tình trạng này sau khi tiêm. Đa phần sau đó sẽ tự khỏi nên bố mẹ không cần lo lắng.
Sốt nhẹ
Một số loại vắc-xin sẽ khiến trẻ bị sốt sau khi tiêm. Trong đó phổ biến nhất là vắc-xin phòng thương hàn và ho gà. Các mũi tiêm phòng sởi, quai bị cũng có thể gây sốt nhưng thường xuất hiện sau tiêm từ 5 – 12 ngày. Hầu hết các trường hợp sốt nhẹ đều tự khỏi.
Sốt nhẹ là biểu hiện khá phổ biến sau khi tiêm
Các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng ở mức độ vừa (tương đối hiếm gặp)
Đây là các nhóm phản ứng có tỉ lệ xuất hiện rất thấp. Khi trẻ có 1 trong những biểu hiện sau, bố mẹ cần hết sức thận trọng. Cần đến ngay cơ sở y tế khi các biểu hiện kéo dài và có dấu hiện tăng nặng.
Sốt cao nhiều giờ và không đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt.
Tình trạng này xảy ra khi bố mẹ đã dùng thuốc hạ sốt nhưng bé vẫn không hạ nhiệt. Đây là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với các thành phần của vắc-xin. Trường hợp này, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để khám và điều trị. Không nên chủ quan tự ý chăm sóc trẻ.
Dị ứng sau khi tiêm phòng
Theo Bộ Y Tế, Tỷ lệ các phản ứng dị ứng khoảng 1/50.000 đến 1/100.000 liều tiêm. Dị ứng được biểu hiện qua da như ban đỏ, phù Quincke, mề đay, ngứa… Ngoài ra trẻ bị viêm mũi – kết mạc, co thắt phế quản cũng có thể là do dị ứng.
Dị ứng và mẩn ngứa là một trong các phản ứng phụ sau khi tiêm
Khi trẻ bị dị ứng ngứa sau tiêm, bố mẹ cần thận trọng theo dõi và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thêm. Tình trạng ngứa, nổi mề đay nhẹ có thể dùng thuốc kháng Histamin đường uống. Tuy nhiên nếu biểu hiện dị ứng nặng, phức tạp, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Mức độ nặng (rất hiếm gặp)
Đây là những loại phản ứng rất hiếm gặp ở trẻ sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu chẳng may chúng xuất hiện, trẻ cần sự can thiệp y tế cấp tốc. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ khi không có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Sốc phản vệ
Đây là tình trạng rất hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1/1.000.000 liều dùng. Sốc phản vệ sau khi tiêm phòng là rất nguy hiểm, biểu hiện qua các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 38,5 độ và kéo dài
- Mặt hoặc toàn thân phù nề.
- Bé khóc dai dẳng và la hét
- Co giật, động kinh, thở khó khăn, ngắt quãng.
- Chỗ tiêm sưng đỏ, xuất hiện dịch
- Trẻ mệt xỉu, li bì, hôn mê
- Chân tay trẻ bị lạnh, da xuất hiện vân tím
Bố mẹ nên cho bé ở lại nơi tiêm phòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để đảm bảo an toàn
Sốc phản vệ thường xuất hiện trong quá trình tiêm hoặc ngay sau khi tiêm chủng. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo bố mẹ nên để trẻ lại nơi tiêm phòng ít nhất 30 phút để theo dõi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xem thêm
Các mũi tiêm chủng bảo vệ cho con cha mẹ nên biết!
Các mũi tiêm phòng cho bé 2020 từ 0 đến 6 tháng tuổi
Không tiêm vắc xin cho trẻ: Cha mẹ đang vô tình đẩy con vào vòng nguy hiểm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!