Chích ngừa cho trẻ sơ sinh có cần thiết hay không? Đây là chủ đề được các mẹ quan tâm và thảo luận rất sôi nổi trên các diễn đàn. Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ tầm quan trọng của việc chích ngừa cho trẻ.
- Số ca nhiễm sởi của Thủ đô Hà Nội tăng tới gần…9 lần
- Tiêm vắc xin cho trẻ: Cha mẹ hãy hiểu đúng!
- Vắc xin giải quyết được nhiều căn bệnh nguy hiểm của loài người
- Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Đừng bỏ qua việc tiêm vắc xin cho trẻ
- Hãy tiêm vắc xin cho trẻ sớm nhất có thể
CNĐD Nguyễn Thị Thúy Hoài – Khoa Nhi – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết “Chích ngừa cho trẻ sơ sinh từ khi vừa chào đời nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh gây nguy hiểm cho trẻ như: viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, quai bị…Các vacxin tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng, tránh được những rủi ro đối mặt với các biến chứng, di chứng, thậm chí là tử vong. Vì thế, việc chích ngừa có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ”.
Số ca nhiễm sởi của Thủ đô Hà Nội tăng tới gần…9 lần
Chỉ tính riêng tại Thủ đô Hà Nội, trong 2 tháng đầu năm, báo cáo của các bệnh viện trên địa bàn cho thấy, số ca mắc sởi đã lên tới 192 trường hợp, gấp gần 9 lần con số 22 trường hợp cùng kỳ năm 2018.
Cũng không thua kém, TP. HCM vừa ghi nhận khoảng 1.000 ca nhiễm sởi, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018. Con số này đang không ngừng tăng lên do những ca nghi nhiễm sởi vẫn đang tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Đáng nói hơn, theo các y bác sĩ ở Hà Nội, 90% số ca mắc sởi đều chưa được tiêm phòng hoặc không rõ về tình trạng tiêm phòng. Nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cao nếu các biện pháp phòng chống dịch bệnh không được triển khai quyết liệt hơn.
Trường hợp ở thành phố mang tên Bác, có đến 95% số ca mắc sởi nhập viện do chưa tiêm phòng vắc xin. Ngoài nguyên nhân do cha mẹ chủ quan, quên, còn có nhiều trường hợp nghe theo tin đồn, tham gia phong trào bài trừ vắc xin vì sợ nguy hiểm đến con nên không tiêm phòng.
Mẹ có thể quan tâm:
5 cách khắc phục tình trạng sốt sau khi chích ngừa để con thoải mái, mẹ bớt lo lắng
Tiêm vắc xin cho trẻ: Cha mẹ hãy hiểu đúng!
Đừng để đến lúc không còn có thể tiêm vắc xin cho trẻ…(Nguồn ảnh: Vnexpress)
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), vắc xin đã chứng minh ý nghĩa của nó khi bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, giống như thuốc, vắc xin dù tốt đến đâu cũng khó có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vắc xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể.
Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h. Tuy nhiên, một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với văc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.
Chính vì vậy trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng 1 lọ vắc xin lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin.
Vắc xin giải quyết được nhiều căn bệnh nguy hiểm của loài người
Tiêm vắc xin cho trẻ là một hành động đúng đắn (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Trong quá khứ, rất nhiều lần, việc tiêm vắc xin cho trẻ đã giúp một thế hệ khỏe mạnh, thông minh và vững bền. Cụ thể hơn, Việt Nam đã thanh toán Bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ Uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Kể từ khi áp dụng tiêm vắc xin, bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần.
Thậm chí, Quốc Hội đã thông qua hẳn một Bộ Luật có liên quan tới việc tiêm phòng vắc xin. Trong đó, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định “tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch là tiêm chủng bắt buộc. Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ cho từng cá thể và cho cộng đồng”.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Đừng bỏ qua việc tiêm vắc xin cho trẻ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 3 lý do chính khiến người ta không tiêm chủng:
- Sự tự mãn, cho rằng cơ thể mình và các thành viên rất khỏe mạnh
- Sự bất tiện khi tiếp cận vắc xin (Có thể do chủ quan hoặc khách quan)
- Sự thiếu tự tin đến từ việc không hiểu biết về vắc xin, không nắm bắt được thông tin cần thiết.
Cả tin, thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính khiến cha mẹ không tin tưởng vào vắc xin cho trẻ (Nguồn ảnh: Vnexpress)
WHO cũng liệt kê 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu năm 2019:
- Ô nhiễm môi trường
- Bệnh không lây (béo phì, tiểu đường, ung thư, bệnh tim…)
- Một đại dịch cúm toàn cầu có thể xảy ra
- Môi trường dễ tổn thương (nơi sống có khủng hoảng kéo dài, han hán, nạn đói, chiến tranh…)
- Đề kháng kháng sinh
- Ebola và các bệnh có khả năng lây nhiễm cao khác
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu kém
- “Do dự vắc-xin” (miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin dù có sẵn)
- Sốt xuất huyết
- HIV
Mẹ có thể quan tâm:
Tiêm ngừa sởi và các thông tin về bệnh sởi mẹ cần biết
Hãy tiêm vắc xin cho trẻ sớm nhất có thể
Trước những bằng chứng khoa học xác thực và lời khuyên từ phía Tổ chức Y tế Thế giới WHO, từ các bác sĩ, không thể chối cãi một sự thật rằng tiêm vắc xin cho trẻ là một việc làm cần kíp. Do vậy, nếu con bạn vẫn chưa được tiêm phòng, đồng nghĩa với nhiều loại virus, vi khuẩn và bệnh dịch đang đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con.
Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là một việc làm cần kíp (Nguồn ảnh: Vnexpress)
theAsianParent xin khuyên bạn thêm một câu. Mạng xã hội là ảo, nhưng tính mạng con bạn là thật. Đừng chạy theo những trào lưu vô bổ trên mạng xã hội, chạy theo số đông để rồi khi hối hận thì đã muộn!
Nguồn tham khảo: Tiêm Phòng Cho Trẻ – Lợi Ích Bất Ngờ – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!