Bầu ăn măng tây được không? Măng tây được xem là thực phẩm an toàn cho mẹ bầu với các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn những lưu ý khi ăn măng tây:
- Bầu ăn măng tây được không?
- Lợi ích dinh dưỡng của măng tây
- Những lưu ý khi sử dụng măng tây
- Cách chọn và chế biến măng tây
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong giai đoạn thai kỳ có thể giúp mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ có thể tăng cao hơn, chẳng hạn mẹ sẽ thêm những thực phẩm có những chất dinh dưỡng như sắt, iốt và folate v.v Trong đó, măng tây là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, được các nước châu Âu ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe bà bầu và thai kỳ. Nhiều bà bầu thắc mắc rằng phụ nữ mang thai ăn măng tây được không.
Bầu ăn măng tây được không?
Nếu bạn hỏi “bầu ăn măng tây được không?” thì câu trả lời chắc chắn là có. Măng tây là thực phẩm rất an toàn đối với bà bầu. Bà bầu ăn măng tây là rất tốt bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích. Măng tây cung cấp cho bà bầu một lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì thế bà bầu nên chọn măng tây trở thành món quen thuộc trong chế độ ăn của mình.
Mẹ có thể quan tâm:
Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?
Lợi ích dinh dưỡng của măng tây
Măng tây được xem là thực phẩm vàng dành cho bà bầu. Nghiên cứu cho thấy, trong 100g măng tây nấu chín có chứa 20Kcal; 2,2g protein; 0,2g chất béo; 1,8g chất xơ; 12% vitamin C; 18% vitamin A; 57% vitamin K; 34% axit folic; 6% kali; 5% photpho; 7% vitamin E…
Măng tây là thực phẩm vàng dành cho bà bầu
Măng tây có tốt cho phụ nữ mang thai? Măng tây được biết là loại rau chứa lượng axit folic cao. Axit folic hay còn gọi folat hay chính là vitamin B9, là chất rất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường. Đồng thời, nó còn có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA. Chỉ cần một chén măng tây là đã cung cấp hơn một nửa nhu cầu folate hàng ngày của mẹ bầu. Như đã biết, folate là chất giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
BSCK I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Việc mẹ bổ sung axit folic suốt thai kỳ ngoài giúp cho sự phát triển của thai nhi, còn giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Bình thường, do chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ dễ thiếu máu, khi mang thai nguy cơ này càng tăng cao. Nếu thai phụ mắc phải tình trạng này sẽ dẫn đến những bất thường cho thai kỳ như sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non,…”
Ngoài vitamin B9, trong măng tay còn có những vitamin khác như vitamin K, C, B và A. Hàm lượng vitamin K trong măng tây rất cao. Vitamin K rất hữu ích cho sự phát triển răng và xương của em bé. Bên cạnh vitamin K, măng tây còn chứa một lượng lớn canxi. Măng tây cũng là loại rau này rất giàu chất xơ vì thế giúp bà bầu tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa, ví dụ như táo bón.
Chưa hết, măng tây còn có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể bà bầu. Đồng thời, nó còn giúp làm sạch hệ thống dạ dày, điều này cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất của bà bầu.
Măng tây là một trong những loại rau quả dồi dào axit folic
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn măng tây
Bên cạnh việc thắc mắc bầu ăn măng tây được không, các mẹ cũng nên lưu ý cách chế biến và sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này cho đúng cách và an toàn. Măng tây có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn như listeriosis và toxoplasmosis. Vì thế khi sơ chế măng tây, bà bầu cần phải rửa thật kỹ.
Chị em nên rửa kỹ măng tây trước khi sử dụng
Nếu bạn bị khó tiêu hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa thì bạn không nên ăn măng tây. Bởi vì măng tây có thể làm bà bầu bị đầy hơi thêm. Bà bầu dị ứng với hành tây, tỏi và hẹ thì cũng có khả năng dị ứng với măng tây.
Sau khi tiêu thụ măng tây, axit được chuyển thành hóa chất lưu huỳnh. Điều này có thể dẫn đến nước tiểu có mùi nặng và hăng hơn bình thường. Tuy nhiên điều này là bình thường với bất kì ai ăn măng tây.
Mẹ có thể quan tâm:
Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không và câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng?
Cách chọn và chế biến măng tây
Bà bầu hãy chọn những cây thân thẳng, có màu xanh non, không úa vàng. Quan sát và chọn mua những cây măng tây có ngọn màu xanh đậm. Măng hơi ngả sang màu tím nhạt và các búp còn khép chặt cũng là lựa chọn rất tốt.
Măng tây là loại thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua nhé
Cách chế biến măng tây khá đa dạng. Đơn giản nhất là rửa sạch măng tây, luộc lên và chấm với nước mắm. Bà bầu cũng có thể xào măng tây với thịt bò cùng ít ỏi băm và hành lá. Chú ý là khi thịt bò gần chín mới cho măng tây vào, đảo đều khoảng 15 phút. Có vậy măng tây mới giữ được màu xanh tươi và thịt bò không bị dai.
Bà bầu cũng có thể nấu măng tây cùng với xương heo. Món canh này, ngoài măng tây, bà bầu có thể cho thêm nhiều loại rau củ khác như khoai tây, cà rốt… Sau khi hầm cương thật mềm, mới bỏ các loại rau củ vào. Đây là món canh vừa thanh nhiệt, đầy màu sắc lại thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Thay lời kết
Tuy măng tây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải nhưng hiện nay lại là thực phẩm khá phố biến ở nước ta. Chúng có vị giòn, ngọt thanh và chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy măng tây an toàn với bà bầu. Vì thế các chị em nên thường xuyên ăn măng tây nhé. Nhưng hãy nhớ lưu ý sơ chế và sử dụng đúng cách loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Nguồn tham khảo: Tại sao phải bổ sung axit folic cho mẹ bầu? Liều lượng sử dụng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!