X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

4 lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu ăn cá trê đúng cách trong thai kỳ

Mất 6 phút để đọc
4 lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu ăn cá trê đúng cách trong thai kỳ4 lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu ăn cá trê đúng cách trong thai kỳ

Bầu ăn cá trê được không khi mà hầu hết các loại cá đều mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai? Cùng lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng để mẹ bầu có thể yên tâm hơn với các thực đơn có liên quan đến cá trê.

Mẹ bầu ăn cá trê được không?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, cá trê chứa 16,5% protid, 11,9% lipid, 20mg% Ca, 21mg% P, 1mg% Fe,0,1mg% vitamin B1, 0,04mg% B2, 1,4mg%PP và cung cấp 178 calo trong 100g thịt.

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy, cá trê được xem là một trong những nguồn thực phẩm bổ dưỡng và thơm ngon đối với con người.

Còn với mẹ bầu thì sao? Các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn cá trê. Đây là năm trong số các loại hải sản phổ biến nhất chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp. Do đó loại cá này an toàn với mẹ bầu hơn là các loại cá khác.

Cá trê không những là một nguồn protein dồi dào cho cơ thể mà nó cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất béo chưa bão hoà, omega-3, i-ốt cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Chính vì vậy, ăn cá trê đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai như:

Cung cấp Omega 3 giúp não bộ thai nhi phát triển tốt 

Đối với các mẹ bầu, đây còn là một nguồn dưỡng chất cực kỳ quan trọng để thai nhi có thể tự do tăng trưởng và phát triển toàn diện, đặc biệt là trí óc và não bộ của con.

Loại axit béo lành mạnh này không chỉ là trợ thủ đắc lực giúp chị em ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ, mỡ trong máu, chống trầm cảm, cơ thể khỏe mạnh mà chúng còn giúp thai nhi thông minh, hạn chế sinh non, phát triển nhanh chóng hơn. Do đó, cá trê sẽ giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất cần thiết này.

bau-an-ca-tre-duoc-khong

Tốt cho sự hình thành răng và xương của thai nhi

Phốt pho, khoáng chất có trong cá trê, là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Photpho khoáng đóng vai trò tích cực trong việc hình thành xương và răng. Thiếu phốt pho có thể dẫn đến mất xương mà cuối cùng có thể gây tê liệt.

Vì vậy, bao gồm cá trê trong chế độ ăn uống của bạn có thể đáp ứng nhu cầu phốt pho của cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu ăn cá trê được không – Lợi ích giảm nguy cơ trầm cảm trong thai kỳ

Hải sản nói chung và cá trê nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm. Nghiên cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa mức omega-3 thấp và nguy cơ trầm cảm cao hơn. Hải sản cũng có thể giúp phụ nữ mang thai tránh được chứng rối loạn cảm xúc (SAD) và trầm cảm sau sinh.

bau-an-ca-tre-duoc-khong

Giúp mẹ bầu tích trữ lượng sữa dự trữ cho bé sau sinh 

Theo y học cổ truyền, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu… Vì vậy đây là thực phẩm rất tốt, giúp bồi bổ sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh nở.

Với những lợi ích như trên, cá trê cá được coi là thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho các mẹ bầu. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo mỗi tuần bà bầu nên ăn khoảng 226 đến 340 gram các loại cá (bao gồm cả cá trê) để đảm bảo mẹ và thai nhi có thể nhận được các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.

Mẹ bầu ăn cá trê được không – Một số cách chế biến cá trê ngon miệng dành cho phụ nữ mang thai

Trước khi chế biến các món ngon từ cá trê, mẹ bầu cần sơ chế cá thật cẩn thận, đúng cách. Cá trê có lớp nhớt bao phủ xung quanh da nên trong khâu sơ chế cần phải làm sạch nhớt để giảm mùi tanh.

Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ cá trê, giúp mẹ bầu ngon miệng hơn với thực đơn thai kỳ của mình.

1. Cá trê kho nghệ 

Nguyên liệu:

  • Cá trê
  • Nghệ
  • Hành lá
  • Bột cà ri
  • Gia vị
  • Dầu ăn

bau-an-ca-tre-duoc-khong

Cách làm:

  • Sơ chế cá sao cho thật sạch và hết nhớt tanh.
  • Cắt cá thành khúc vừa ăn rồi rửa lại bằng nước sôi và để ráo nước.
  • Ướp cá khoảng 20-30 phút với chút đường + bột cà ri + nước mắm ngon + hành xanh bằm nhỏ mà nhuyễn và nghệ củ được thái lát ra.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 1-2 muỗng dầu ăn.
  • Xếp cá vào nồi rồi kho ở mức lửa vừa.
  • Đong chừng cỡ khoảng là 1/2 bát nước lọc sạch cho thêm vào nồi cá để kho lên, đun cho đến khi nào gần cạn thì tắt bếp, rắc chút hạt tiêu và ăn nóng với cơm.

2. Cá trê nấu canh chua 

Nguyên liệu:

  • Cá trê
  • Cà chua, đậu bắp, dứa, rau thơm
  • Hành tươi, hành khô
  • Gia vị

4 lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu ăn cá trê đúng cách trong thai kỳ

Cách làm: 

  • Sơ chế cá thật sạch, cắt khúc và ướp với muối, hạt nêm, nước mắm và hạt tiêu cho hết mùi tanh khoảng 20 phút rồi rán sơ qua.
  • Cà chua xắt múi cau, dứa thái miếng. Hành tươi thái nhỏ, hành khô đập dập.
  • Phi hành cho dậy mùi rồi cho cà chua vào xào khoảng 2 phút, đổ một lượng nước vừa đủ ăn vào. Sau đó đợi đến khi nước sôi già, bạn có thể cho cá trê vào.
  • Đợi cho nồi cá sôi đều rồi vặn nhỏ lửa tránh trào nước ra ngoài. Ước chừng 20 – 25 phút cá sẽ chín đều. Cho đậu bắp, dứa vào. Sau đó nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn. Bỏ rau thơm, hành lá rồi múc ra bát.

Bầu ăn cá trê được không? Với những thông tin hữu ích cũng như thực đơn ngon miệng như trên, hi vọng rằng mẹ bầu đã hoàn toàn yên tâm hơn mỗi khi cần bổ sung món cá trê cho thai kỳ của mình rồi.

Xem thêm: 

  • Bầu ăn cá gì tốt – 5 loại cá bổ dưỡng cho thai nhi và mẹ bầu
  • 7 món cháo an thai để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu
  • ĂN CÁ KHI MANG THAI – Lợi hay hại mẹ bầu cần phải biết!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • 4 lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu ăn cá trê đúng cách trong thai kỳ
Chia sẻ:
  • Mẹ bầu ăn cá nục được không? Cá này có hàm lượng thuỷ ngân cao không?

    Mẹ bầu ăn cá nục được không? Cá này có hàm lượng thuỷ ngân cao không?

  • Bà bầu ăn cá thu được không? Có ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi?

    Bà bầu ăn cá thu được không? Có ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi?

app info
get app banner
  • Mẹ bầu ăn cá nục được không? Cá này có hàm lượng thuỷ ngân cao không?

    Mẹ bầu ăn cá nục được không? Cá này có hàm lượng thuỷ ngân cao không?

  • Bà bầu ăn cá thu được không? Có ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi?

    Bà bầu ăn cá thu được không? Có ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn