X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng dưới khi mang thai 6 tháng?

Mất 7 phút để đọc
Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng dưới khi mang thai 6 tháng?

Nếu mẹ bầu 6 tháng bị đau bụng dưới mà cơn đau kéo dài, ngày càng mạnh và dồn dập hơn, có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Vì thế, bất cứ khi nào mẹ thấy lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để được tham vấn và kiểm tra chính xác.

Bầu 6 tháng đau bụng dưới, thỉnh thoảng cơn đau bất chợt nhói lên rồi kết thúc nhưng đôi khi lại âm ỉ đau nhức liên miên có thể do các nguyên nhân như mẹ bị đầy hơi, táo bón, đau dây chằng tròn… Trong trường hợp này mẹ nên làm gì?

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6
  • Khi nào mẹ nên đến bác sĩ ngay?
  • Cách ngăn ngừa tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 6 tháng đau bụng dưới

Đầy hơi khi mang thai

Đầy hơi, chướng bụng khi mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất. Cơn đau này thường tập trung ở vùng bụng dưới, hoặc cũng có thể di chuyển khắp lưng và ngực của bạn.

Khi mang thai, bạn sẽ thường xuyên bị đầy hơi hơn do lượng progesterone tăng cao. Cơ ruột giãn ra, khiến thức ăn đi qua ruột lâu hơn. Thức ăn tồn đọng trong đại tràng của bạn tạo điều kiện cho khí phát sinh.

Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng dưới khi mang thai 6 tháng?

Đầy hơi khiến mẹ bầu đau bụng (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)

Sau khi mang thai được 6 tháng, tử cung của bạn đã mở rộng. Cơ quan này sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng, khiến quá trình tiêu hóa chậm lại và khí tích tụ nhiều hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Có thể mẹ sắp chuyển dạ

Đau dây chằng tròn khiến bầu 6 tháng đau bụng dưới

Có hai dây chằng tròn lớn chạy từ tử cung qua bẹn của bạn, chúng có tác dụng hỗ trợ tử cung. Khi chiếc bụng bầu của bạn ngày càng to hơn, các dây chằng chịu nhiều áp lực hơn.

Điều này có thể gây ra những cơ đau nhói hoặc đau nhức âm ỉ ở bụng dưới, hông hoặc háng. Nhất là khoảng nửa cuối thai kỳ, từ khoảng tháng thứ 6, các cơn đau này có thể xảy ra khi bạn thay đổi tư thế, hắt hơi hoặc ho.

Táo bón

Chứng táo bón là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu và sau sinh. Nguyên nhân gây ra chứng táo bón là do nội tiết tố thay đổi, chế độ ăn thiếu chất lỏng hoặc chất xơ, lười vận động, uống thuốc sắt hoặc do lo lắng,…. Chứng táo bón có thể gây đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Thường các mẹ bầu mô tả là đau như chuột rút hoặc đau buốt và đau nhói như dao đâm.

Cơn co thắt Braxton-Hick

Các cơ co thắt giả này xảy ra khi các cơ tử cung co lại, trong khoảng hai phút. Các cơn co thắt này không phải là dấu hiệu chuyển dạ. Chúng không thường xuyên diễn ra và cũng không thể đoán trước. Tình trạng này có thể gây đau đớn và khó chịu, nhưng lại là một phần bình thường của thai kỳ.

Các cơn co thắt Braxton-Hicks thường xảy ra trong quý 3 của thai kỳ, sau khi mẹ bầu bước qua tháng thứ 6. Không giống như các cơn co thắt chuyển dạ, những cơ đau do các cơn co thắt giả này không tăng dần lên và không dồn dập hơn. Nó có thể biến mất nếu mẹ bầu thay đổi tư thế.

Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng dưới khi mang thai 6 tháng?

Các cơn co thắt là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng (Nguồn ảnh: vinmec)

Bầu 6 tháng đau bụng dưới do hội chứng HELLP

HELLP là viết tắt của các dấu hiệu sau:

  • Thiếu máu tán huyết (Hemolytic anemia)
  • Tăng men gan (Elevated Liver enzymes)
  • Giảm tiểu cầu (Low Platelet count).

Đây là một biến chứng đe dọa tính mạng của thai kỳ.

Không rõ nguyên nhân gây ra HELLP. Nhưng một số phụ nữ xuất hiện tình trạng này sau khi nhận được chẩn đoán có tiền sản giật. Tuy nhiên, phụ nữ không bị tiền sản giật cũng có thể mắc phải hội chứng này. HELLP phổ biến hơn ở những người mang thai lần đầu.

Đau bụng hạ sườn phải là một triệu chứng của HELLP. Ngoài ra, bạn có có thêm các dấu hiệu khác. Ví dụ như huyết áp cao, xuất huyết, phù nề, buồn nôn và ói mửa, đau đầu,… Nếu bạn bị đau bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng HELLP bổ sung nào, hãy đi khám ngay.

Các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong có thể xảy ra nếu HELLP không được điều trị ngay lập tức.

Bạn có thể chưa biết:

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 – mẹ bầu có cần lo lắng?

Khi nào mẹ nên khám bác sĩ ngay?

Bác sĩ Lại Thị Nguyệt Hằng – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, hầu hết các cơn đau bụng khi mang thai là vô hại, tuy nhiên nếu có những biểu hiện sau thì mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác:

  • Đau bụng từng cơn và không có xu hướng giảm, có xuất huyết âm đạo
  • Đi ngoài, buồn nôn, có dịch nhầy
  • Mệt mỏi, choáng váng
  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Các cơn co thắt lặp đi lặp lại
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
  • Đau hoặc rát trong hoặc sau khi đi tiểu.
bau-6-thang-dau-bung-duoi

Mẹ nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường (Nguồn ảnh: istockphoto)

Phải làm gì để ngăn ngừa chứng đau bụng dưới khi mang thai?

  • Hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn có thể ăn 3 bữa nhỏ với 2 bữa phụ thay vì ăn 3 bữa lớn như thông thường.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa và chống táo bón.
  • Tránh những thực phẩm dễ gây đầy hơn. Ví dụ như các món chiên xào, đậu và bắp cải, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh…
  • Tránh tất cả các loại đồ uống có ga
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón
  • Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Tập kéo giãn cơ hàng ngày, tập đứng lên ngồi xuống từ từ sẽ giúp giảm đau dây chằng tròn.
  • Khi bạn ho hoặc hắt hơi, hãy cúi người xuống một chút để giảm áp lực lên đây chằng tròn của bạn.

Các cơn đau bụng dưới khi đầy hơi, chướng khí thường sẽ không kéo dài, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn ợ hơi hoặc xì hơi. Trong trường hợp đau bụng dưới kèm các dấu hiệu khác như nôn mửa, đau đầu, sốt hoặc xuất huyết… cơn đau bụng dưới của bạn có thể có nguyên do gì khác nghiêm trọng hơn.

Nếu cơn đau của bạn kéo dài, ngày càng mạnh và dồn dập hơn, có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Vì thế, bất cứ khi nào bạn thấy lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để được tham vấn. Dù sao thì trong những tháng cuối thai kỳ như lúc này, cẩn trọng vẫn tốt hơn.

Nguồn tham khảo: Triệu chứng đau bụng khi mang thai có sao không? – Vinmec

Xem thêm:

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua
  • Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi
  • Lịch khám thai chuẩn trong cả thai kỳ mẹ nhất định phải nắm rõ

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng dưới khi mang thai 6 tháng?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it