Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Khoa học cho thấy, phụ nữ mang thai có thể ăn tất cả các loại trái cây. Quả mít có tính “nhiệt” nhưng cũng giàu vitamin B6 và chất dinh dưỡng khác như kali. Mít chứa một phần gọi là “múi mít” dễ tiêu hóa và một nguồn giàu các chất chống oxy hóa khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai có thể ăn mít nhưng nguyên tắc quan trọng là ăn với lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều.

  • Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

  • Dưỡng chất trong mít có lợi cho mẹ bầu

  • 8 lợi ích mà mít mang lại cho bà bầu

  • Biến tấu mít

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Mít là loại trái cây rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Mít có màu vàng và mùi vị vô cùng hấp dẫn. Bầu 3 tháng đầu ăn mít có được không? Câu trả lời là được. Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu ăn táo ta được không? Loại trái cây này có giàu dinh dưỡng?

Những loại trái cây bà đẻ không được ăn và loại hoa quả tốt cho bà đẻ

Trái mít thường chịu một nỗi oan đó là “ăn mít khi mang thai không dẫn đến sảy thai”. Khoa học cho thấy, phụ nữ mang thai có thể ăn tất cả các loại trái cây. Nguyên tắc quan trọng là điều độ, tránh ăn quá nhiều. Quả mít có tính “nhiệt” nhưng cũng giàu vitamin B6 và chất dinh dưỡng khác như kali. Mít chứa một phần gọi là “múi mít” dễ tiêu hóa và một nguồn giàu các chất chống oxy hóa khác.

Mít có nhiều chủng loại, nhiều mùi vị và kết cấu khác nhau đem đến cho người ăn những trải nghiệm tuyệt vời. Mùi mút thơm, múi ngọt lại dễ ăn, bà bầu thèm ăn mít quả là không sai.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ có được ăn mít không? Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn mít ở mức vừa phải sẽ không khiến cho lượng đường trong máu bị tăng nhanh. Ngoài ra, mít cũng chứa các chất chống oxy hoá, góp phần giúp phụ nữ mang thai kiểm soát tốt được lượng đường huyết của mình. Để không gây hại cho cơ thể, bà bầu chỉ nên tiêu thụ 80 – 100gr mít là được. Nếu ăn quá nhiều mít có thể làm tăng lượng đường và có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hàm lượng chất xơ quá cao trong mít có thể gây đau bụng và khó chịu.

Dưỡng chất trong mít có lợi cho mẹ bầu

Dưỡng chất nổi bất của mít chúng là hàm lượng vitamin nhóm B. Chúng là vitamin B6, niacin, riboflavin, và acid folic.

Một số dưỡng chất có trong 100g mít:

  • Carbohydrate 23 g
  • Đường 19,08 g
  • Chất xơ 1,5 g
  • Protein 1,72 g
  • Vitamin B9 24 mcg
  • Vitamin C 13,8 mg
  • Canxi 24 mg
  • Magie 28 mg

8 lợi ích mà mít mang lại cho bà bầu

Bà bầu ăn mít có tốt không? Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu. Các lợi ích như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Vitamin trong mít củng cố hệ miễn dịch

Trong mít có hàm lượng vitamin C dồi dào. Vì thế, ăn mít sẽ góp phần tăng cường “bức tường” miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng là một biện pháp giúp tăng cường sức khỏe thai kỳ bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.

Dưỡng chất có trong mít

2. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Hàm lượng chất xơ trong quả mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Chất xơ cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột. Ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.

3. Bảo vệ mắt và da

Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mẹ bầu ăn quả mít không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 4 tháng nên ăn trái cây gì để tốt cho phát triển não bộ của thai nhi?

Điểm danh những loại trái cây giàu canxi cho bà bầu

4. Tốt cho mẹ bầu cao huyết áp

Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 mg kali. Nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Vì vậy, bà bầu nên ăn mít giúp duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, mẹ bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

5. Điều tiết hormone trong thai kỳ

Mẹ bầu ngạc nhiên lắm phải không! Quả mít có tác dụng giúp chị em kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ. Nhờ dưỡng chất trong mít, bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Ăn mít cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi bệnh vặt.

Trong giai đoạn thai kì, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây

6. Giải tỏa cảng thẳng

Bà bầu có nên ăn mít? Theo nghiên cứu, mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Điều này có nghĩa là mít có thể giải tỏa lo âu, căng thẳng, giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai.

7. Giảm thiểu nguy cơ rối loạn tuyến giáp

Sự gia tăng của hormone HCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu. Hormone này làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Rối loạn tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng xấu đến cho cả bạn và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp. Giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.

8. Hỗ trợ bổ sung canxi cho xương chắc khỏe

Trong mít có lượng canxi dồi dào mà không phải loại trái cây nào cũng có. Cộng thêm magie phong phú, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nếu muốn bổ sung canxi và ngăn ngừa bệnh loãng xương khi lớn tuổi, chịu khó ăn mít nhiều hơn.

9. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.

Biến tấu mít với những món khác nhau

Biến tấu mít 

  • Sinh tố mít
  • Kem mít
  • Mít sấy
  • Kem chuối mít
  • Mít nhồi thịt

Tổng kết

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nào cũng thế cần có chế độ ăn uống hợp lý. Bầu 3 tháng đầu thai cần ăn uống đa dạng để thai nhi không bị thiếu dinh dưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mít nói riêng cũng như bất kỳ thực phẩm nào nói chung cần được sử dụng với lượng vừa phải. Đối với mẹ bầu, việc lưu ý những điều vừa kể trên để sử dụng mít thật hợp lý sẽ giúp mẹ có được một sức khỏe thật tốt. Khoảng từ 80 – 100g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

haunguyen