Ngộ độc thực phẩm học đường đã và đang lan rộng ra nhiều địa bàn trên cả nước. Hàng loạt sự cố gần đây đã dấy lên hồi chuông báo động tình trạng bữa ăn bẩn trong học đường.
Tình trạng bữa ăn bẩn trong học đường – nỗi ám ảnh mới của bố mẹ
Báo động tình trạng bữa ăn bẩn trong học đường đang diễn ra trên cả nước
Riêng 2018, hàng loạt các trường khắp tỉnh thành trên cả nước bị phát hiện đưa thực phẩm bẩn vào bữa trưa học đường. Hệ quả là hàng trăm học sinh phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Đỉnh điểm là vụ nhiễm sán lợn gạo tại Trường mầm non Thanh Khương (Bắc Ninh). Sự kiện này đã gây rúng động dư luận và được nhiều báo đài đưa tin.
Nhưng đây chỉ là giọt nước tràn ly sau các vụ bê bối thực phẩm của nhà trường. Tháng 11/2018, 209 trẻ mầm non và 3 giáo viên tại trường Mầm non Xuân Nộn (Bắc Ninh) sốt cao, buồn nôn. Nguyên nhân đã được xác định là nhiễm Salmonella type 2 trong bánh ngọt của nhà trường.
Trước đó vào tháng 9/2017, vụ việc ở trường TH Lý Nhân (Vĩnh Phúc) cũng gây xôn xao dư luận. Người dân đã chặn xe chở rau củ vào trường để kiểm tra chất lượng. Tất cả phẫn nộ khi rất nhiều sản phẩm bị hư, thối lại sắp được làm bữa ăn cho các bé. Có thể thấy việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng xảy ra với tần suất dày đặc hơn. Nhiều cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý các cá nhân chịu trách nhiệm. Dù vậy, thức ăn bẩn vẫn là bóng ma tâm lý của các bậc phụ huynh gửi con bán trú.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động tình trạng bữa ăn bẩn trong học đường?
Theo các chuyên gia, có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn trong nhà trường. Đầu tiên là các hình thức xử phạt, chế tài chưa đủ sức răn đe. Nguyên nhân tiếp đến là nhà trường thiếu trách nhiệm. Cuối cùng là phụ huynh chưa có quyền giám sát quy trình cung cấp thức ăn cho trẻ.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thức ăn bẩn trong trường học
Chế tài xử phạt các vi phạm bữa ăn bẩn trong học đường chưa đủ nghiêm minh
Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do chế tài xử phạt lỏng lẻo, quy trách nhiệm chưa rõ ràng. Theo Nghị định số115/2018/NĐ-CP, mức phạt tối đa cho vi phạm an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt này chưa đủ sức răn đe so với mức lợi nhuận khổng lồ trong kinh doanh thực phẩm trường học.
Vì vậy, cần phải có chế tài cụ thể để xử lý việc này. Thậm chí có thể quy vào tội hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng diện rộng.
Trường thiếu trách nhiệm, phụ huynh không có quyền giám sát
Nhà trường thiếu công khai minh bạch trong khi vai trò giám sát của phụ huynh lại rất mờ nhạt. Chị Nguyễn Thu H. (Hà Nội) cho biết việc giám sát thực phẩm và bữa ăn của con là rất khó. “Trường quy định việc đưa đón con, phụ huynh chỉ được dừng ở cổng trường. Phụ huynh cũng không được vào trường nếu không thông báo trước.” Một số phụ huynh chấp nhận cho con ngừng dịch vụ ăn bán trú dù như vậy sẽ vất vả hơn.
Phụ huynh và nhà trường cần làm gì trước nguy cơ thực phẩm bẩn trong học đường?
Để báo động tình trạng bữa ăn bẩn trong học đường, cần thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ. Nhà trường cần hợp tác với phụ huynh để đẩy lùi thực trạng nguy hiểm này.
Phía nhà trường:
– Công khai, minh bạch quá trình lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Cần có cơ chế giám sát được nguồn thực phẩm, bữa ăn trong trường học.
– Thuê các đơn vị kiểm định chất lượng định kỳ để đảm bảo tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Quy rõ trách nhiệm cá nhân. Cam kết chịu trách nhiệm cuối cùng nếu để xảy ra sự cố.
Phía phụ huynh:
– Nâng cao vai trò giám sát của phụ huynh trong vấn đề bếp ăn học đường. Hơn ai hết phụ huynh sẽ là người quan tâm nhất đến vấn đề này.
– Được tham gia vào khâu lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm, kiểm tra bếp ăn hàng ngày.
– Được đền bù tổn thất, chi phí y tế nếu con em là nạn nhân của bữa ăn bẩn trong học đường.
Phụ huynh cần quan tâm sát sao đến bữa ăn của trẻ tại trường học
Rõ ràng, việc đưa thực phẩm không đảm bảo vào trường học là một việc làm vô nhân tính. Nếu bữa ăn học đường không an toàn, chắc chắn sẽ hủy hoại cả một thế hệ tương lai. Bố mẹ có con em trong độ tuổi đến trường cũng nên lưu ý kiểm tra bữa ăn của các con. Ngoài ra nên cho con sử dụng sữa chua, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn khi chẳng may ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!