Đau bụng sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp ở các mẹ sau cơn vượt cạn do nhiều nguyên nhân gây ra. Liệu đây có phải là tình trạng nguy hiểm và có cách nào cải thiện không? Mời các mẹ đọc thêm những nội dung sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé:
- Nguyên nhân bà đẻ bị đau bụng sau sinh
- Cách xử lý khi bị đau bụng sau sinh
- Khi nào thì mẹ nên đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân nào khiến bà đẻ bị đau bụng sau sinh?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh bị đau bụng dưới do 5 nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Bạn có thể chưa biết:
Bụng cứng sau sinh mổ có phải là dấu hiệu đáng lo hay không?
Thực hư câu chuyện bà đẻ ăn tôm bị sẹo lồi và gây đau bụng kéo dài
Do bà đẻ thiếu máu
Bà đẻ khi sinh mất một lượng máu khá lớn nên sinh đau bụng do lạnh. Đau bụng dưới do thiếu máu thì mẹ cảm thấy bụng mềm, đau vùng dưới rốn, tim đập dồn dập và đầu óc choáng váng. Mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bà đẻ thiếu máu là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Bà đẻ bị đau bụng do sản dịch ứ đọng
Máu cộng với sản dịch ứ đọng sau sinh sẽ hình thành cục máu trong tử cung của mẹ. Theo đó, các cơ tử cung sẽ co bóp mạnh để sản dịch bị ứ đọng thoát ra ngoài nên mẹ thấy đau bụng dưới.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Vi khuẩn có thể xâm nhập khi mẹ sinh con hay vệ sinh vùng kín chưa kỹ. Vì vậy, mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và gây đau bụng sau sinh. Bên cạnh đó, bà đẻ bị đau bụng âm ỉ sau sinh còn do bàng quang bị chèn ép trong quá trình mang thai và chưa lấy lại được kích cỡ.
Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì mẹ sau sinh có thể bị nhiễm trùng thận. Cách tốt nhất là bà đẻ cần uống nhiều nước, vệ sinh sạch sẽ vùng kín và đi tiểu ngay khi muốn.
Vì mẹ nhiễm trùng vết mổ
Với những mẹ sinh mổ thì đau bụng dưới còn do nhiễm trùng vết mổ và gây nên cơn đau. Nguyên nhân mẹ bị đau bụng sau sinh mổ còn do vận động mạnh đi lại nhiều hoặc quan hệ sớm. Mẹ nên nghỉ ngơi sau khi mổ sinh từ 4 – 8 tuần mới có thể hoạt động bình thường.
Mẹ bị nhiễm trùng vết mổ
Mẹ sau sinh giãn dây chằng tử cung
Mẹ mang thai thì áp lực của thai nhi ngày càng lớn khiến khớp xương, xương chậu và dây chằng co gian để nâng đỡ em bé và cơ thể. Vì vậy, mẹ sau sinh chưa thấy lấy lại ngay được sự cân bằng như trước khi mang bầu và gây nên các cơn đau bụng dưới.
Bạn có thể chưa biết:
Góc cảnh báo! Đau bụng bên trái ngang rốn có thể là dấu hiệu sỏi thận, viêm đại tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác!
Dấu hiệu bục vết mổ đẻ cảnh báo nguy hiểm mà chị em không nên bỏ qua
Đau bụng sau sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng đau bụng sau sinh là phổ biến ở các mẹ sau khi vượt cạn, phần lớn là do tử cung co hồi về kích thước ban đầu như trước khi sinh con. Sau khoảng 6 tuần thì các cơn đau sẽ dần biến mất.
Những cơn đau bụng sau sinh thường không kéo dài đối với mẹ sinh con lần đầu. Từ lần sinh thứ 2 trở đi cơn đau có thể tồi tệ hơn do sức khỏe tử cung của mẹ có thể không còn tốt như lần đầu. Mặc dù vậy trong hầu hết trường hợp các cơn đau sẽ giúp giảm xuất huyết âm đạo sau sinh. Cơn đau có cường độ mạnh do mẹ cho con bú kích thích giải phóng hormone oxytocin giúp tử cung co lại nhanh hơn.
Khi cơn đau bụng sau sinh kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau thắt dữ dội, âm đạo có mùi hôi, sốt cao… thì mẹ nên đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra.
Cách chữa trị bà đẻ bị đau bụng hiệu quả nhanh nhất
- Bà đẻ nên uống nhiều nước và đi tiểu khi thấy buồn tiểu. Bởi bàng quang đầy thì chèn ép lên tử cung và ngăn cản sự co thắt.
- Mẹ sau sinh có thể dùng túi chườm ấm để làm giảm cơn đau bụng dưới.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày trái cây, rau xanh để tránh táo bón sau sinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến vùng bụng dưới của bà đẻ căng tức do khó tiêu hóa.
- Bà đẻ có thể giảm các cơn đau bằng cách dùng gối. Mẹ nên kê gối dưới bụng ngay vùng đau.
- Đau bụng sau sinh phải làm sao? Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới cùng tinh dầu để làm co giãn các cơ tử cung và mạch máu.
- Mẹ không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ.
Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để ngăn ngừa táo bón
Khi nào mẹ phải đi gặp bác sĩ?
Nếu mẹ đau bụng do cơ thể chưa kịp tương thích với cơ thể mới sau khi sinh thì các cơn đau sẽ tự hết sau 1 tuần. Nhưng nếu mẹ cảm thấy các cơn đau khủng khiếp, đau âm ỉ kéo dài và kèm theo sốt nhẹ.
Những biểu hiện này có thể là mẹ mắc chứng viêm nhiễm hậu sản như vùng tử cung, ruột thừa, đại tràng, bàng quang… Lúc này, mẹ cần đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi đau bụng kèm theo dấu hiệu bất thường
Đặc biệt, mẹ đau bụng dưới có thêm triệu chứng chảy máu âm đạo, có mùi hôi. Hiện tượng này như là bị viêm tử cung do sót nhau thai. Mẹ cần phải đến bệnh viện khám ngay để tránh những biến chứng gây nguy hiểm.
Bà đẻ bị đau bụng không hề là dấu hiệu mà mẹ sau sinh có thể xem nhẹ. Hãy theo dõi ngay khi có dấu hiệu bất thường thì phải đến bệnh viện thăm khám ngay.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!