Bà bầu khó thở 3 tháng cuối là tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê, có hơn 70% thai phụ gặp phải hiện tượng này. Vậy khó thở trong 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Mẹ bầu nên làm gì để xử lý?
Tại sao bà bầu bị khó thở trong 3 tháng cuối?
Trong tam cá nguyệt thứ 3, bà bầu phải trải qua nhiều cơn đau nhức. Trọng lượng và áp lực tăng lên liên tục khiến bạn thấy khó thở. Tùy vào nhiều yếu tố mà tình trạng nặng nhẹ sẽ khác nhau ở từng sản phụ. Những cơn khó thở có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, kể cả lúc mẹ nghỉ ngơi.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường bị khó thở
Nguyên nhân chính khiến mẹ thấy khó thở
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung phát triển và gây áp lực lên cơ hoành. Điều đó khiến cho bà bầu cảm thấy khó thở. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tình trạng này sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa cũng khiến thai phụ khó thở là do lượng máu trong cơ thể tăng lên. Nó khiến tim hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu đến nhau thai. Bà bầu sẽ cảm thấy mệt khi hít thở.
Các nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên, còn một số lý do cũng làm cho bà bầu khó thở 3 tháng cuối:
- Hen suyễn: Mẹ có tiền sử hen suyễn khi mang thai thì các triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
- Bệnh cơ tim chu sản: Căn bệnh này có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Đây là một loại bệnh suy tim. Các triệu chứng thường gặp là sưng mắt cá chân, huyết áp hạ, tim đập nhanh, mệt mỏi và khó thở. Bệnh cơ tim chu sản ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thai phụ. Do đó, bạn cần nhanh chóng điều trị.
Các bệnh mãn tính khiến tình trạng khó thở ở mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn
- Thuyên tắc phổi: Bệnh lý xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi. Do đó, nó ảnh hưởng đến quá trình hít thở của bà bầu.
- Cơ thể tích nước: Đa số bà bầu thường bị phù nề khi mang thai do tình trạng tích nước. Việc cơ thể tích nước ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi. Điều đó gây khó khăn cho việc thở.
- Thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể cần một lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu. Việc này còn giúp đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi và các cơ quan khác trong cơ thể. Cơ thể thiếu sắt có nghĩa là thiếu máu, dẫn đến tình trạng bà bầu khó thở.
Mẹo giúp bà bầu xử lý tình trạng khó thở 3 tháng cuối
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối là tình trạng khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, chị em vẫn có thể giúp cơ thể giảm bớt sự khó chịu và mệt nhọc thông qua các mẹo dưới đây.
Thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ
Bà bầu càng lo lắng thì mức độ khó thở càng tăng. Khi ấy nhịp tim nhanh, tim hoạt động nhiều nhưng lượng oxy cung cấp vẫn không đủ. Hơi thở trở nên ngắn hơn và bạn mất nhiều sức để hít vào.
Do đó, các thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn cần có thời gian thư giãn đan xen với những giờ làm việc. Quan trọng hơn hết, bà bầu cần tránh căng thẳng.
Chọn tư thế ngồi và nằm thích hợp
Mẹ bầu cần đảm bảo việc ngồi và nằm đúng tư thế. Khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng sang bên trái để giúp dễ lấy không khí, đồng thời giảm áp lực xuống cơ hoành.
Bà bầu nên chú ý tư thế ngồi và nằm
Tập thể dục nhẹ nhàng
Trong những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập đều đặn giúp cải thiện nhịp thở và giảm nhịp tim. Bạn có thể chọn tập yoga với sự hướng dẫn từ các chuyên gia. Hít thở là trọng tâm của việc tập yoga.
Bổ sung sắt
Mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ thực phẩm và viên uống bổ sung. Hàm lượng cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày vào khoảng 30 – 60 mg. Việc đảm bảo nồng độ sắt giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu, khó thở và chóng mặt. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung sắt.
Duy trì chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu hãy tìm hiểu và lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp bản thân. Chế độ khoa học và đầy đủ chất giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Bạn nên bổ sung các nguồn dinh dưỡng tự nhiên để ngăn chặn việc thiếu vitamin.
Tình trạng khó thở khi nào đáng lo ngại?
Nếu tình trạng khó thở kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, nhất là kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
- Thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao bất thường
- Đau ngực, bị đau khi thở
- Bị hen suyễn nghiêm trọng
- Ho liên tục kèm các triệu chứng sốt, ớn lạnh
- Ngón tay, chân và môi chuyển sang màu xanh, tím
- Thai phụ có bệnh mãn tính
Tình trạng khó thở thường xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu cần lưu ý chế độ sinh hoạt và ăn uống để tránh khỏi sự mệt mỏi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!