Bà bầu có ăn được chả mực không? Bà bầu có thể ăn chả mực để bổ sung các dưỡng chất có lợi như protein, axit omega 3. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bầu có được ăn mực không? Bà bầu có ăn được chả mực không?
- Giá trị dinh dưỡng có trong mực
- Cách ăn mực và chả mực an toàn khi mang thai
- Cách làm chả mực truyền thống
- Cách làm cháo mực thơm ngon cho mẹ bầu
Bà bầu có ăn được chả mực không?
Mực là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp axit béo omega-3, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Đa số các loại hải sản đều chứa một lượng thủy ngân nhất định và mực cũng vậy. Câu hỏi đặt ra là hàm lượng thủy ngân trong chả mực có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi không?
Mẹ đã biết chưa?
Cảnh báo: Bà bầu có thể bị dị ứng hải sản trong thai kỳ trước đó không hề bị!
Hải sản cực tốt cho bà bầu và thai nhi nếu mẹ ăn theo cách “chuẩn” này
Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Các nghiên cứu cho thấy mực được xem là một trong những loại hải sản an toàn. Bà bầu có thể ăn mực, chả mực trong thời gian mang thai. Hàm lượng thủy ngân có trong mực ở mức thấp và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là không nên ăn quá 150g mực ống một tuần nhé.
Được biết, thủy ngân có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, bà bầu nên tránh xa các loại hải sản như cá ngừ, cá kiếm và cá thu. Vì chúng thường có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Giá trị dinh dưỡng có trong mực
Bà bầu có được ăn mực không? Bà bầu có thể ăn món chả mực trong quá trình mang thai. Cùng nhìn qua bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực ống nhé:
- Sắt (0,86 mg): Hình thành tế bào hồng cầu, tăng lượng máu chảy qua tử cung. Đồng thời làm tăng nồng độ hemoglobin.
- Đồng (1,8mg): Giúp sản xuất hemoglobin. Giữ cho mạch máu, xương và hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh.
- Selen (44mcg): Điều chỉnh hormone tuyến giáp, ngăn ngừa mất cân bằng oxy hóa.
- Protein (15g): Hỗ trợ xây dựng các mô trong cơ thể bé, tăng cường hệ miễn dịch.
- Phốt pho (213mg): Giúp răng và xương của bé chắc khỏe, giúp hình thành vật liệu di truyền, enzyme và màng tế bào. Phốt pho giải phóng năng lượng trong quá trình trao đổi chất.
- Vitamin B2 (0,389mg): Có lợi cho quá trình trao đổi chất.
- Vitamin B12 (1,05mcg): Giúp hình thành tế bào hồng cầu, vật liệu di truyền và hệ thần kinh trung ương. B12 điều chỉnh quá trình trao đổi chất béo và protein.
- Kẽm (1.48mg): Đóng vai trò sản xuất enzyme và insulin trong cơ thể thai nhi.
- Vitamin C (3,6mg): Phát triển hệ miễn dịch.
Cách ăn mực và chả mực an toàn khi mang thai
Đọc đến đây chắc có lẽ bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có ăn được chả mực không?” phải không! Dưới đây là một số hướng dẫn mẹ bầu để đảm bảo an toàn khi ăn mực, chả mực:
- Tuyệt đối không được ăn mực sống: Do nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, cần ăn mực nấu chín để đảm bảo an toàn.
- Nên chế biến mực tươi bằng cách hấp, luộc, xào, nấu để giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng và giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Có thể chế biến món mực với rau, củ và một số nguyên liệu khác để giúp món ăn thơm ngon hơn.
- Cần lựa chọn nơi sản xuất chả mực uy tín, chất lượng.
- Rửa sạch mực, bỏ da và nấu chín kỹ.
- Kiểm tra hạn sử dụng, độ tươi của sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mua.
Nếu có tiền sử dị ứng với mực, bà bầu không nên ăn chả mực trong thời gian mang thai và cho con bú. Đối với bà bầu không dị ứng với mực, có thể ăn khoảng 150g mực mỗi tuần. Hàm lượng này được xem là an toàn và có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Cách làm chả mực truyền thống
Làm chả mực tại nhà đơn giản và đảm bảo an toàn tuyệt đối và bầu có thể ra chợ mua ngay những con mực tươi ngon để làm món chả mực.
Nguyên liệu
– Mực nang con lớn, dày cơm, thật là tươi: 1 kg
– Hành khô, muối, tiêu. Nước mắm ngon, tỏi.
Khám phá thêm:
Những loại hải sản bà bầu không nên ăn để tránh gây hại cho thai nhi
Cách làm
Bước 1: Chia mực làm 3 phần: đem xay 2 phần, còn 1 phần thì cắt hột lựu. Ưu tiên cắt râu mực ra hạt lựu vì khi ăn mực giòn và ngon hơn.
Bước 2: Trộn 2 loại mực đã xử lý vào chung, nêm nước mắm ngon và nước tỏi ép.
Bước 3: Bạn có thể cho thêm rau thì là thái nhỏ. Thì là giúp chả mực vừa thơm vừa hết mùi tanh. Nhưng người sành ăn thì không cho thì là vào để thưởng thức hết cái ngon của mực.
Bước 4: Vo mực thành từng viên tròn cỡ trứng vịt, ép cho hơi dẹp rồi chiên với dầu. Bạn nhớ chiên qua thôi đến khi nào ăn thì mới chiên kỹ hơn.
Món này chiên có thể bảo quản được đến 1 tuần không bị hư và vẫn rất ngon. Khi ăn, bạn nhai sẽ thấy miếng râu mực hay thịt mực cắt lựu, cảm nhận được miếng mực giòn ngọt, sần sật rất ngon.
Cách làm cháo mực thơm ngon cho mẹ bầu
Nguyên liệu (Cho 4 người)
- Mực ống tươi 500 gr
- Mực khô 200 gr
- Xương heo 500 gr
- Gạo tẻ 200 gr
- Hành tím 20 gr
- Tỏi 20 gr
- Hành lá 30 gr
- Ngò 30 gr
- Giá đỗ 50 gr
- Dầu ăn 20 ml
- Rượu trắng 20 ml
- Muối 10 g
- Bột ngọt 10 g
- Tiêu 5 g
- Nước mắm 10 g
- Hạt nêm 10 g
Sơ chế mực:
Mực cắt miếng vừa ăn, miếng ướp với 1/2 thìa tiêu, 1/3 thìa muối + 1 thìa nước mắm và 1 muỗng gừng băm nhuyễn.
Sau 15-20 phút thì bắc chảo, bật lửa to cho thêm vào 2 muỗng dầu ăn, đến khi dầu nóng già thì cho tỏi băm và hành băm vào phi thơm rồi cho mực đã ướp vào xào chín. Lưu ý đừng xào quá lâu nếu không mực sẽ bị dai.
Nấu cháo:
Gạo đã ngâm nở, cho vào nồi nước xương rồi tiếp tục đun sôi trên bếp đến khi gạo chuyển thành cháo chín nhừ, cho tiếp mực đã ướp gia vị vào đun cho chín mực, nêm lại lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cho cháo ra bát, thêm hành lá lên, rắc ít tiêu và thưởng thức lúc còn nóng. Cháo này có thể ăn kèm với bánh quẩy và giá đỗ sống.
Theo dienmayxanh
Bà bầu có thể ăn chả mực, cháo mực, mực ống… với mức độ hợp lý. Chả mực mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người mẹ và sức khoẻ thai nhi. Thông qua bài viết này, hy vọng bà bầu có thể yên tâm ăn chả mực mà không còn lo lắng.
Xem thêm:
- Cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng
- Bà bầu ăn mực khô được không? Có an toàn cho thai nhi?
- Có bầu ăn mực được không, có an toàn cho thai nhi không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!