Bà bầu bị dị ứng nổi mẩn ngứa, hay còn gọi là nổi mề đay là dấu hiệu rất dễ gặp. Vậy bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để xác định rõ dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa nổi mề đay khi mang thai và trải qua thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!
Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Nổi mề đay là căn bệnh rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Đây là tình trạng da bà bầu xuất hiện các nốt đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Rất nhiều chị em bị nổi mề đay trong thai kỳ
Bệnh gồm hai giai đoạn:
- Cấp tính: Bệnh mề đay xuất hiện trong 24 giờ hoặc < 6 tuần, sau đó tự biến mất. Bà bầu thường bị nổi mề đay đột ngột, ở bất cứ vùng nào trên cơ thể.
- Mãn tính: Triệu chứng kéo dài > 6 tuần, vài tháng hoặc cả năm. Nó sẽ bùng phát theo từng đợt và bị tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai do đâu?
Nổi mề đay khi mang thai thường xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
- Nội tiết tố thay đổi: Trong thai kỳ, nồng độ Estrogen, Progesterone trong huyết tương thay đổi. Từ đó làm tăng kích thích tế bào hắc tố và Proopiomelanocortin và dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.
- Da vùng bụng giãn nhiều: Khi mang bầu, da bị kéo căng khiến các mô tổn thương, gây phát ban, sưng đỏ.
- Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, giao mùa khiến cơ thể bà bầu không thích ứng kịp, dẫn đến dị ứng, nổi mề đay.
- Do thuốc: Bổ sung nhiều thuốc bổ, sắt, canxi, tiêm vắc xin… cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bà bầu nổi mề đay.
- Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Lông động vật, hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa…
- Do thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu/ thừa chất hoặc bà bầu ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, hạnh nhân, đậu phộng…).
- Nguyên nhân khác: Sức đề kháng kém, côn trùng đốt, môi trường sống, mỹ phẩm, suy giảm chức năng gan…
Những dấu hiệu nhận biết
Mẹ bầu thường bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối hoặc trong những tháng đầu với các triệu chứng dưới đây:
- Phát ban, nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn nằm tập trung hoặc rải rác, tạo thành nhiều mảng với kích thước khác nhau. Thường là bà bầu bị nổi phát ban ở vùng bụng, các vết rạn, cổ, chân, tay, mặt… rồi lan rộng khắp cơ thể.
- Ngứa: Mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa, nhất là khi về đêm.
- Khu vực nổi mẩn bị nóng rát.
- Có nhiều bà bầu bị sưng phù ở những vùng da mỏng manh như mí, mắt, môi….
- Một số triệu chứng khác: Sốt, đau họng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch, khó thở, tụt huyết áp…
Một số triệu chứng điển hình khi bị bệnh nổi mề đay
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nếu chủ quan không chữa trị.
Bà bầu không nên chủ quan vì mề đây gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Đối với mẹ bầu
- Mất ngủ do ngứa, cơ thể mệt mỏi, lâu dần dẫn đến stress, suy nhược cơ thể
- Vàng da, nhiễm trùng da
- Phù mạch, suy hô hấp cấp
- Nguy cơ sinh non…
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm đối với thai nhi
- Mắc các bệnh về mắt: Viêm võng mạc, mắt lác, đục thủy tinh thể…
- Hở hàm ếch, chân tay thiếu ngón
- Thiếu máu não, bệnh tim bẩm sinh
- Dị dạng huyết quản, ảnh hưởng đến đường hô hấp
- Bị bệnh mề đay bẩm sinh
Như vậy, bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên các chị em mang bầu cần hết sức lưu ý.
Bị nổi mề đay khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị nổi mề đay, bà bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để mau khỏi, tránh trở nặng.
- Thực phẩm nên ăn: Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ; Trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi; ăn nhiều rau xanh; uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây…
- Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ; hạn chế các thực phẩm giàu đạm, đồ cay nóng, dầu mỡ nhiều, hay các loại đồ uống chứa cồn…
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả
Khi phát hiện những dấu hiệu nổi mề đay trên cơ thể thì mẹ bầu cần áp dụng các cách điều trị càng sớm càng tốt.
Mẹo chữa mề đay cho bà bầu tham khảo
- Tránh tiếp xúc với gió, bật quạt hoặc điều hòa ở số nhỏ nhất để giảm tình trạng nổi mề đay.
- Khi bị ngứa, bà bầu không nên gãi hay dùng dầu gió để xoa vào. Đặc biệt, không tự ý uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Giữ vệ sinh thân thể mỗi ngày nhưng không nên dùng sữa tắm, xà phòng trong thời gian này.
- Chọn quần áo rộng thoáng, thấm mồ hôi, để cơn ngứa nhanh qua.
- Áp dụng thử một số mẹo trị nổi mề đay như: Sao vàng nắm cây mùi tàu có kèm rể và đun nước uống; lấy lá khế chua đun nước tắm.
Khi tự ý dùng thuốc trị mề đay mà chưa được sự đồng ý từ bác sĩ
Nếu mức độ nổi mề đay nặng nề, ngứa ngáy dữ dội thì bà bầu cần dùng thuốc. Nhưng phải thận trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hoặc các mẹ có thể dùng thuốc điều trị chứng nổi mề đau sau khi sinh để an tâm hơn.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, đã giúp chị em giải đáp băn khoăn bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không. Cũng như những cách trị mề đay hữu hiệu để thai nhi có sự phát triển tốt nhất!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!