Bà bầu ăn rau đắng có được không, có an toàn cho thai không không? Dựa trên thành phần dinh dưỡng của rau đắng cho thấy loại rau này có chứa chất charatin có thể gây hạ đường huyết, do đó mẹ bầu nên kiêng ăn.
Thành phần và dinh dưỡng của rau đắng
Trong thai kỳ, mẹ bầu hẳn thèm ăn rất nhiều món vì sự thay đổi nội tiết tố khiến các mẹ cũng có nhiều thay đổi về khẩu vị. Các loại rau như mướp đắng, rau đắng, … bình thường khó ăn nhưng với một số mẹ lại trở thành món ngon hấp dẫn khó cưỡng.
Theo Đông y, rau đắng đất hay còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. Rau có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, sơ can.
Rau đắng đất có chứa hàm lượng vitamin C khá cao, khi sử dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm bền vững thành mạch. Ngoài ra còn có một số chất có lợi cho sức khỏe như: tanin, saponin, flavonoid, alkaloid và sesquiterpene.
Chính vì những thành phần dinh dưỡng trên mà người nào đang bị ho, sốt, cảm lạnh, mụn nhọt, nhiễm trùng đường tiết niệu hay tiêu hóa dùng rau đắng đất cũng giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
Bà bầu ăn rau đắng có được không?
Rau đắng có tác dụng tốt như vậy nhưng với phụ nữ mang thai thì sao, liệu có phải là món ăn an toàn cho mẹ và thai nhi không?
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, rau đắng và những thực phẩm có tính đắng như rau má, mướp đắng, … thường chứa chất charatin có thể gây hạ đường huyết. Do đó thực phẩm này tuy tốt cho người bị tiểu đường nhưng có thể khiến bà bầu bị co thắt tử cung, xuất huyết dẫn đến sảy thai.
Rau đắng cũng có tính hàn nên những mẹ bầu có thể trạng hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng thì nên hạn chế ăn rau đắng. Người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn rau đắng.
Do đó với câu hỏi bà bầu ăn rau đắng được không thì lời khuyên là mẹ bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu nên kiêng ăn những loại rau gì trong thai kỳ?
Một số loại rau tốt cho phụ nữ mang thai nhưng cũng có một số loại rau như rau đắng và 6 loại rau dưới đây mà mẹ bầu nên kiêng ăn nhằm đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn nhạy cảm như tam cá nguyệt đầu tiên.
1. Rau răm
Trong ba tháng mang thai thì bà bầu không nên ăn rau răm, vì ăn rau răm dễ bị mất máu có nhiều chất gây tình trạng co bóp tử cung liên tục gây nên việc sảy thai, sinh non.
2. Mướp đắng
Mướp đắng có chứa một loại protein không tốt cho hệ sinh sản. Khi ăn quá nhiều khổ qua trong quá trình mang thai sẽ có triệu chứng ảnh giảm đường huyết, và tử cung bị xuất huyết, co thắt dẫn đến hư thai, sảy thai, sinh non.
3. Măng tươi
Trong măng tươi có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là xyanide. Dưới tác động của enzym đường tiêu hóa, xyanide biến thành acid xyanhdric (HCN) gây hại cho cơ thể. Với liểu 50-60g (khoảng 200g măng tươi chưa luộc) HCN có thể gây chết người.
Do đó măng tươi hoàn toàn không tốt cho các mẹ bầu. Mẹ cần thận trọng với các món ăn được chế biến từ măng tươi.
4. Rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn. Đây vừa là thảo dược chữa được nhiều bệnh như lỵ trực tràng, mụn nhọt, lợi tiểu, tẩy giun kim. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
5. Rau ngót
Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.
6. Ngải cứu
Cây ngải cứu được biết đến như một bài thuốc xoa dịu những cơn đau giúp tuần hoàn máu dành cho cho những người bị động thai hay sảy thai.
Nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong những tháng đầu thì sẽ bị ra máu, cổ tử cung co bóp nhiều nên dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!