Bà bầu ăn củ sắn dây được không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ khi mang thai. Liệu sắn dây có thực sự tốt cho sức khỏe mẹ bầu? Mời bạn cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của củ sắn dây ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng của củ sắn dây
Sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới được trồng ở nhiều nước Châu Á. Cây sắn dây còn có các tên gọi khác như cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo và khau cát.
Ngoài củ sắn dây, hầu hết các bộ phận khác của cây sắn dây đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Củ sắn dây là loại thực phẩm thanh mát rất tốt cho sức khỏe con người.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g củ sắn dây bao gồm 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, 29kcalo cùng các loại vitamin C, folate, sắt, magiê, kali, mangan… rất có lợi cho sức khỏe.
Theo Đông Y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, được dùng để giải cảm, giải nhiệt, giải độc, trị táo bón,… nhiều công dụng đặc biệt khác.
Bà bầu ăn củ sắn dây được không?
Tuy củ sắn dây là một loại thực phẩm lành tính và chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được, nhất là đối với phụ nữ mang thai lại càng phải kỹ lưỡng. Nhiều thông tin cho rằng bà bầu không nên ăn củ sắn dây luộc vì 2 đầu củ sắn và lớp vỏ có chứa axit cyanhydric gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn đối với bà bầu. Vậy thông tin này có đúng hay không? Liệu bà bầu ăn củ sắn dây được không?
Câu trả lời là mẹ vẫn có thể ăn củ sắn dây khi mang thai với điều kiện phải sơ chế đúng cách và không ăn quá nhiều trong thời gian ngắn. Nếu được ăn với liều lượng vừa phải, củ sắn dây sẽ rất có lợi cho mẹ bầu
Lợi ích của sắn dây với sức khỏe bà bầu
Tốt cho xương và răng
Lượng canxi và phốt pho dồi dào có trong củ sắn dây giúp bà bầu giúp trung hòa các axit bảo vệ men răng khỏi bị ăn mòn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, mẹ bầu ăn củ sắn dây còn giúp tránh được nguy cơ loãng xương.
Trị ốm nghén
Mẹ bầu bị ốm nghén, khó ăn có thể ăn củ sắn dây để cung cấp tinh bột cho cơ thể. Trong củ sắn dây có đến hơn 90% là nước; 4,51% đường glucoza; 2,4% tinh bột nên có thể cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu khi bị ốm nghén bởi loại củ này rất mát và dễ ăn.
Đẹp da
Vì tính mát cộng với lượng nước dồi dào có trong củ sắn dây, bà bầu ăn củ sắn dây giúp giảm tình trạng nóng trong người, giảm mụn, duy trì độ ẩm, cho làn da mịn màng, sáng khỏe.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Củ sắn dây có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ chữa trị các triệu chứng thai kỳ thường gặp như táo bón, trĩ và tiêu chảy. Đồng thời, chất xơ còn giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ tăng cân quá nhiều khi mang thai.
Tăng sức đề kháng
Củ sắn dây rất giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại các căn bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh,…
Tốt cho tim mạch
Củ sắn dây đặc biệt tốt cho mẹ bầu mang thai có nồng độ cholesterol trong máu cao vì nó giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Bổ sung sắt
Mẹ bầu mang thai rất cần bổ sung chất sắt để tạo các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn củ sắn dây
Không ăn quá nhiều
Cũng như bao loại thực phẩm khác, dù chúng có tốt đến đâu, mẹ cũng chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, chia đều lượng trong mỗi bữa ăn và tránh ăn quá nhiều trong thời gian ngắn vì chúng khiến dạ dày mẹ bầu thường xuyên chứa nhiều nước, gây cảm giác “no lâu”, khiến mẹ bầu không muốn ăn dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thai kỳ.
Tuyệt đối không ăn phần lá và hạt của củ sắn dây
Phần lá và hạt của củ sắn dây chứa độc tính Rotenon và Tephrosin nguy hiểm có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi.
Ngâm rửa thật kỹ trước khi chế biến
Mẹ nên gọt vỏ sắn thật sạch và ngâm trong nước ít nhất 1 giờ. Khi luộc mẹ không nên đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt.
Như vậy, bà bầu ăn củ sắn dây được không còn phụ thuộc vào cách ăn và cách chế biến củ sắn dây trước khi ăn. Vì những lợi ích mà củ sắn dây đem lại cho mẹ bầu, bạn vẫn nên ăn sắn dây với liều lượng vừa phải để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong những ngày ốm nghén, khó ăn bạn nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!