Ăn dặm kiểu truyền thống: Nguyên tắc và thực đơn đầy dưỡng chất cho bé

Sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên trẻ từ 6 tháng trở đi là giai đoạn cơ thể cần hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Do đó, việc nắm rõ các nguyên tắc cho trẻ dặm sẽ giúp mẹ hạn chế được những sai lầm trong việc chế biến bữa ăn cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm phổ biến nhất đối với người Việt. Kiểu ăn dặm này rất dễ chế biến và phù hợp với những bà mẹ có công việc bận rộn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này nhé!

  • Thế nào là ăn dặm kiểu truyền thống?
  • Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống
  • Nguyên tắc ăn dặm truyền thống đúng chuẩn mẹ nên biết
  • Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống theo từng độ tuổi

Thế nào là ăn dặm kiểu truyền thống?

Bên cạnh các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm chỉ huy (BLW) đang là xu hướng hiện nay, thì các mẹ Việt Nam thường chọn ăn dặm truyền thống để áp dụng cho con. Hiện nay phương pháp này được áp dụng lâu đời và phổ biến tại nước ta, vì cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng và đầy dinh dưỡng cho trẻ, không những thế còn giúp bé mong ăn chóng lớn trong những năm đầu đời.

Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống khi được tròn 6 tháng tuổi. Cách chế biến bữa ăn của phương pháp này thường là xay nhuyễn các loại thức ăn như: rau, củ, thịt, các…để tạo các món cháo, bột khác nhau cho bé.

Với chế độ dinh dưỡng này bé sẽ được hấp thu nhiều chất béo, đạm trong giai đoạn tập ăn. Đến khi bé mọc răng các mẹ có thể chuyển dần cho bé ăn cháo nguyên hạt.

Những món ăn xay nhuyễn trong bữa ăn dặm truyền thống giúp bé dễ tiêu hoá

Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu, nhược điểm nhất định và không có phương pháp nào là hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng cũng như tính cách mà mẹ có thể cân nhắc chọn.

Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống này, hãy cùng điểm  qua những ưu nhược điểm của kiểu ăn này nhé!

Ưu điểm:

  • Bé có thể ăn được với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn, nên sẽ tăng cân tốt hơn
  • Công thức đơn giản, không mất nhiều thời gian chuẩn bị nên phù hợp với các mẹ bận rộn
  • Thức ăn được xay nhuyễn, cán mịn giúp bé dễ tiêu hóa hơn
  • Vì là kiểu ăn dặm truyền thống nên dễ được gia đình ủng hộ

Nhược điểm:

  • Thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn nên bé không được tập ăn thức ăn thô để học nhai và nuốt. Vì thế, có thể đến 2 tuổi mẹ vẫn phải đút từng muỗng cơm cho bé.
  • Bé không phân biệt được mùi vị và mẹ khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào vì tất cả thực phẩm đều được xay nhuyễn cùng với nhau. Bé sẽ cảm thấy chán ăn, biếng ăn và kén chọn đồ ăn khi lớn hơn.

Mẹ có thể xem:

Nguyên tắc ăn dặm truyền thống đúng chuẩn mẹ nên biết

Theo bác sĩ Dương Công Minh - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BV Nhi Đồng TPHCM: "Sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên trẻ từ 6 tháng trở đi là giai đoạn cơ thể cần hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Do đó, việc nắm rõ các nguyên tắc cho trẻ dặm cùng những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế được những sai lầm trong việc chế biến bữa ăn cho bé".

Thứ 1 - Cho trẻ ăn đúng lúc, ăn với lượng vừa phải:

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo ba mẹ chỉ nên bắt đầu tập ăn dặm khi bé được 180 ngày (khoảng 6 tháng). Ngoài ra khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống ba mẹ cần nhớ chỉ cho bé ăn một lượng vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều. Khi cho ăn hãy đặt con ngồi vào ghế ăn dặm, không phụ thuộc ti vi hay điện thoại.

Chỉ nên cho bé ăn với lượng thức ăn vừa đủ, không nên ép con ăn quá nhiều

Thứ 2 -  Xây dựng thực đơn ăn khoa học & thay đổi thực đơn đa dạng:

Mẹ nên chọn những loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin cần thiết và 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn. Gợi ý một số loại rau củ cần thiết cho bữa ăn dặm:
  • Vàng, đỏ: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang…
  • Xanh nhạt: bí đao, su su, mướp…
  • Xanh đậm: mồng tơi, rau ngót…

Thứ 3 - Chú ý thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn:

Cách chế biến của kiểu ăn dặm truyền thống là kết hợp các loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi,… Khi bé mới tập ăn dặm, mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn cho loãng để bé dễ nuốt và tiêu hoá tốt hơn. Sau vài tháng, mẹ có thể chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ. Sau đó điều chỉnh độ thô từ ăn bột, ăn cháo đến ăn những thức ăn băm, rồi mới ăn cơm cùng gia đình. Mẹ có thể xem:

Bé 9 tháng ăn mấy bữa cháo 1 ngày là đúng chuẩn?

Trẻ ăn dặm ngày mấy lần: Lịch ăn dặm qua các tháng dành cho bé

Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống theo từng độ tuổi

1. Giai đoạn bé từ 6 - 7 tháng

Bé từ 6-7 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ là chính nên khi mới bắt đầu ăn dặm mẹ hãy thêm vào bữa ăn một ít  bột loãng và một chút nước quả cụ thể như:

+ Bột gạo: 20g (4 thìa cà fe, mỗi bữa là 2 thìa - tương đương 200ml, tức 1 bát ăn cơm)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

+ Thịt (cá, tôm): 20 - 30g (2 - 3 thìa cà phê)

+ Rau xanh: 20g

+ Dầu mỡ: 1 - 2 thìa cà phê

+ Sữa mẹ/ sữa bột: 600 - 700ml

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gợi ý bữa ăn dặm đủ chất cho bé 6 - 7 tháng

2. Giai đoạn từ 8 - 9 tháng

Bé từ 8-9 tháng đã thích nghi với việc ăn uống nên mẹ có thể bổ sung thực phẩm rắn vào bữa ăn. Thêm vào đó là một ít sữa mẹ, cùng 2 - 3 bữa sữa bột + nước hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chu, kem, caramel:

+ Bột gạo: 40 - 60g (mỗi bữa 3 - 4 thìa cà phê).

+ Thịt (cá, tôm): 40 - 50g

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

+ Rau xanh: 40g hoặc hơn

+ Dầu mỡ: 5 - 6 thìa cà phê

+ Sữa mẹ/ sữa bột; 500 - 600ml

3. Giai đoạn 10 - 12 tháng

Mẹ có thể kết hợp thêm sữa mẹ + 3-4 bữa bột đặc cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen

+ Bột gạo: 60 - 80g

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

+ Thịt (cá, tôm): 60 - 80g

+ Rau xanh: 60g hoặc hơn

+ Dầu mỡ: 7 - 8 thìa cà phê

+ Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 - 600ml

Cháo ăn dặm cho bé trên 12 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với các bé trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể chuẩn bị khẩu phần ăn nhiều hơn với cơm hoặc cháo. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên rây nhuyễn cơm và nấu cháo nhừ để bé quen dần với thức ăn thô cũng như rèn luyện khả năng nhai.

Như vậy nhờ điểm mạnh của kiểu ăn dặm truyền thống là dễ chế biến và bữa ăn rất ngon miệng nên rất phù hợp thể trạng trẻ sơ sinh Việt Nam. Với phương pháp này mẹ sẽ yên tâm bé được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh chóng!

Nguồn tham khảo: 4 'lời khuyên vàng' giúp mẹ không mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm - Voh.com, Fagomom.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hailey Nguyen