Trẻ chậm phát triển có những dấu hiệu gì? Mắt lác, khoảng cách giữa 2 mắt bất thường, mũi không có phản ứng, lưỡi quá dài hoặc quá ngắn… là các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ba mẹ cần lưu ý.
Nội dung bài viết:
- Trẻ thế nào được đánh giá là chậm phát triển?
- Nguyên nhân trẻ bị chậm phát triển
- Các dấu hiệu nhận biết
Bé chậm phát triển là tình trạng thế nào?
Là người làm cha mẹ ai cũng muốn con sinh ra và phát triển toàn diện. Tuy nhiên không ít trẻ sinh ra có những dấu hiệu, biểu hiện trong việc chậm phát triển về tư duy, não bộ.
Trẻ bị chậm phát triển và những biểu hiện mà cha mẹ cần phải biết
Dừng ngay việc cho trẻ sơ sinh xem điện thoại nếu bạn không muốn con bị chậm phát triển, thậm chí ung thư não!
Chậm phát triển ở trẻ là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển thông thường, trẻ có 1 vài khiếm khuyết về não bộ, các chỉ số phát triển thấp hơn thông số trung bình hoặc thấp hơn bạn bè cùng trang lứa. Các hình thức chậm phát triển về:
- Ngôn ngữ (cách tiếp nhận, hiểu và thể hiện ra bên ngoài)
- Hành vi (cử động liên quan đến xương khớp, khả năng tự hành động)
- Nhận thức (khả năng tiếp xúc với xã hội)
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển
Trẻ phát triển chậm có thể là từ nội tại bên trong hoặc do môi trường bên ngoài, từ sự chăm sóc, gồm:
- Gen di truyền từ bố hoặc mẹ
- Sức khỏe trong thai kì không tốt hoặc dinh dưỡng khi mang bầu không đầy đủ (thai phụ bị nhiễm trùng, căng thẳng, ốm đau… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ)
- Bộ phận cơ thể không phát triển đầy đủ hoặc không bình thường
- Sức khỏe của trẻ sau sinh không tốt hoặc cử chỉ chậm chạp rõ rệt
- Cách nuôi và chăm sóc trẻ không phù hợp
- Các yếu tố bệnh lý như tổn thương não, viêm màng não, áp xe não, não úng thủy, động kinh…
Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển
Bé chậm phát triển do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Cha mẹ có thể quan sát ngay từ khi mới sinh để nhận biết con mình qua những dấu hiệu sau:
Đầu
Nếu cha mẹ thấy đầu của con to hoặc nhỏ bất bình thường, thì khả năng cao là con đã phát triển không bình thường. Có thể dựa vào các chỉ số chung (đối với trẻ châu Á) để quan sát và so sánh với con mình:
- Từ khi sinh tới 3 tháng đầu: bán kính quanh thóp : 35 cm
- 4 tháng: 40 cm
- 1 năm : 45 cm
- 2 năm : 47 cm
Tai
Trước tiên, cha mẹ cần quan sát vị trí của tai: có thấp hơn hay cao hơn bình thường hay không. Quan sát vành tai, sụn tai có phát triển bình thường không.
Khi trẻ được 6 tháng có thể quan sát khả năng nghe và phân biệt tiếng động của trẻ: ví dụ như tiếng nói của người lớn, cách gọi trẻ bằng đồ chơi và cho trẻ nghe nhạc. Có thể quan sát trên cả hai bên tai và với các mức độ âm thanh cao thấp hoặc phức tạp khác nhau.
Nếu trẻ không bị giật mình bởi tiếng động bình thường hay không phân biệt được tiếng động khác nhau rõ ràng hoặc phản xạ chậm hơn với tiếng được tiếp xúc, cha mẹ cần biết và quan sát thêm. Vì đây là một dấu hiệu của bé chậm phát triển.
Mắt
Nếu trẻ phát triển chậm, mắt của trẻ thường sẽ cách nhau không bình thường. Quan sát khoảng cách giữa hai bên mắt có quá gần hoặc quá xa, mắt lác hoặc tròng mắt không bình thường hay không. Khi có ánh sáng tự nhiên, mẹ cần quan sát con ngươi của bé, nếu có điểm trắng xuất hiện, cần để ý và đi khám bệnh viện chuyên khoa ngay!
Hoặc đối với một số trẻ, nếu thấy ánh sáng nhưng không chớp mắt hoặc thấy vật tiến gần nhưng không chớp mắt như một phản xạ tự nhiên, đây chắc chắn là biểu hiện của trẻ chậm phát triển.
Thai 8 tuần chậm phát triển – Đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Mũi
Thông thường trẻ có thể nhận biết được mùi ngay từ 3 ngày sau sinh. Càng là mùi mẹ, mùi sữa mẹ, bé càng nhanh rúc vào. Nhưng nếu trẻ có vấn đề với não bộ hoặc không nhận biết được mùi của mẹ, không nhăn mũi hoặc hắt xì với mùi nồng, mùi khó chịu…thì đây là dấu hiệu của trẻ chậm phát triển.
Miệng
Có thể quan sát đơn giản từ khẩu hình miệng. Cha mẹ có thể xem trẻ bị hở hàm ếch hay không, khi nói có rõ âm không, có trả lời bằng tiếng khi hỏi không. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ là đến 2 tuổi, nếu trẻ vẫn không chịu nói, hoặc âm tiếng không rõ, không học hoặc bắt chước được từ những người tiếp xúc nhiều với bé, có thể trẻ bị chậm về khả năng phát triển ngôn ngữ.
Về quá trình học tiếng, cha mẹ có thể nói chuyện thường xuyên với em, kể chuyện hoặc tương tác với con để con tăng khả năng tiếp nhận thông tin và có thể bắt chước từ âm vần của cha mẹ. Có thể cho con chơi các trò về tiếng hoặc học bài hát. Có thể để trẻ thổi bong bóng nước trong cốc để giúp lưỡi vận động và thích thú với các trò chơi về tiếng động.
Lưỡi
Dấu hiệu dễ nhận thấy là lưỡi trẻ dài hoặc ngắn, khó khăn trong việc nói hoặc diễn đạt. Một điểm khác, nếu thấy trẻ dãi dớt nhiều quanh miệng, miệng không khép lại hoặc không nhai thức ăn hoặc ngậm quá lâu cũng là những điều cần lưu ý.
Cách giúp trẻ đẩy lưỡi và chịu khó nhai khi ăn: mẹ nên massage cho bé, dùng ngón tay chấm và lau quanh khoang dưới của miệng, giúp lưỡi tương tác và đẩy ra đẩy vào nhiều hơn. Làm nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại khoảng 5-10 lần, sẽ giúp trẻ bớt búng sữa hoặc ngậm thức ăn.
Khớp cổ chân cổ tay và bàn chân bàn tay
Trẻ chậm phát triển sẽ có những dấu hiệu sau
- Cánh tay hoặc cánh chân hai bên không bằng nhau.
- Khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hoặc không đủ 5 ngón.
- Các cơ vận động của trẻ quá cứng hoặc không linh hoạt, khiến trẻ khó cầm, nắm hoặc di chuyển.
- Xương chậu và khung đùi không bình thường ( có thể do cách ẵm bế không đúng).
- Có triệu chứng đầy bụng không đi ngoài được hoặc bụng cứng thành vùng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy dạ dày hoặc hệ tiêu hóa trẻ có vấn đề.
Ngược lại nếu thấy trẻ có cơ tay chân mềm nhũn không chắc chắn, không có sức để vận động di chuyển cũng có thể cần quan sát. Ngoài ra, cách bế con rất quan trọng, nếu bế không đúng cách có thể làm rạn xương hoặc ảnh hưởng tới nội tạng bên trong của trẻ.
Da dẻ của trẻ
Hãy quan sát màu da của trẻ nếu có dấu hiệu màu da không bình thường hoặc có những dấu hiệu sau:
- Có vết lang màu trắng trên diện rộng
- Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể
- Dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe
- Da dẻ quá khô, hoặc ngứa , hay bị sưng tấy
Trẻ chậm phát triển không nhất thiết phải có tất cả dấu hiệu trên. Trẻ có thể chậm phát triển ở một chức năng hay bộ phận nào đó. Tuy vậy, cha mẹ cũng cần quan sát tinh ý và tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức nếu phát hiện điều bất bình thường để bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ chậm phát triển và đưa ra tư vấn hợp lý.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!