Trẻ tiếp thu chậm thường có các đặc điểm mà cha mẹ cần lưu ý là: khả năng tập trung hạn chế, gặp khó khăn với khái niệm đơn giản, sống khép kín,… Để giúp bé tiếp thu chậm tự tin và học tốt hơn, bạn nên làm một số điều sau: tạo không gian yên tĩnh, đọc bài cho trẻ, không cho phép bé bỏ cuộc,…
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Quan điểm của cha mẹ về vấn đề trẻ tiếp thu chậm
- Đặc điểm của trẻ tiếp thu chậm
- Cha mẹ cần quan tâm và hỗ trợ trẻ tiếp thu chậm nhiều hơn
- Cách giúp trẻ tiếp thu chậm học tốt hơn?
Quan điểm của cha mẹ về vấn đề trẻ tiếp thu chậm
Không phải đứa trẻ nào cũng đều học hỏi theo cùng một phương pháp hay cùng một tốc độ, có những trẻ tiếp thu chậm, và có bé thì tiế thu nhanh hơn. Cũng không phải mọi đứa trẻ đều chỉ giỏi cùng một lĩnh vực, có những bé mạnh về các môn đọc hiểu trong khi các bé khác lại giỏi hơn với các con số. Liệu điều này có đủ để chứng minh một đứa trẻ thông minh hơn những đứa trẻ khác? Tất nhiên là không rồi.
Bạn có thể chưa biết:
Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không? Biểu hiện của trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói là dấu hiệu bé rất thông minh hay do đang gặp vấn đề sức khỏe?
Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em trưởng thành và phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa về các kĩ năng thô và tinh, khả năng hiểu và ghi nhớ. Và những đứa trẻ này không may “bị gắn mác” là những đứa trẻ “tiếp thu chậm”.
Cá nhân tôi không đồng tình với cụm từ này. Gắn cho trẻ em bất cứ cách gọi thiếu tôn trọng nào cũng đều không thể tha thứ, huống hồ đây là một cụm từ thực sự có phần hạ thấp phẩm giá con người để cho thấy rằng đứa trẻ này không tốt bằng đứa trẻ khác.
Tuy vậy, đây chính là những nhóm trẻ cần có sự giúp đỡ và giảng dạy chuyên sâu để chúng có thể học hỏi và phát triển. Điều này có nghĩa là chúng thực sự được coi là những đứa trẻ tiếp thu kém hơn bạn bè? Có thể, nhưng hãy nhớ, nếu bạn kiên nhẫn đủ lâu để nói với chúng rằng chúng sẽ tiến bộ thì chúng nhất định có thể làm được.
Cha mẹ sẽ là người nhận ra những dấu hiệu trẻ tiếp thu chậm sớm nhất
Đặc điểm của trẻ tiếp thu chậm
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của cha mẹ và các nhà làm giáo dục là tìm hiểu xem một đứa trẻ tiếp thu chậm hơn những đứa trẻ khác là vì khả năng chúng không thể theo kịp hay là vì bản thân chúng không hề hào hứng với việc học.
Những đứa trẻ được coi là “trẻ tiếp thu chậm” thường có những đặc điểm sau:
- Phát triển đến giai đoạn sơ sinh và tập đi chậm hơn so với mức phát triển trung bình của trẻ em dựa trên nền tảng đã thống nhất. Các khả năng ở giai đoạn này bao gồm thu thập thông tin, đi, nói và phát triển từ vựng và các kỹ năng vận động như vỗ tay, nhảy, nhận biết thị giác, thính giác…
- Khả năng tập trung hạn chế – Tất cả mọi trẻ em đều có quãng thời gian tập trung ngắn. Tuy nhiên nếu trẻ không thể tập trung trong khoảng thời gian từ 2 – 3 phút và không thể nhớ được những hành động chúng đã làm trong thời gian đó và/hoặc không thể lặp lại mà không có sự hướng dẫn hay nhắc nhở, thì chúng có thể là những đứa trẻ “tiếp thụ chậm” và cần hỗ trợ đặc biệt.
- Gặp khó khăn với những khái niệm đơn giản nhất và thường không thể lưu giữ lâu những gì được học. Đây là một đặc điểm được chứng minh để chỉ ra một đứa trẻ tiếp thu chậm. Nhưng thay vì tập trung vào khuyết điểm đó, hãy tập trung vào việc làm sao để hạn chết tối đa những vấn để gặp phải mới khiếm khuyết đó.
- Nhút nhát khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài hoặc sống khép kín. Những đứa trẻ tiếp thu chậm thường (a) nhận thức được chúng học chậm hơn hoặc học ở một tốc độ khác với bạn bè cùng trang lứa, (b) bị tách khỏi bạn bè trong khi học vì tiếp thu chậm. Từ đó lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề, chúng sẽ trở nên thu mình để bảo vệ bản thân khỏi cảm giác kém cỏi và đè nén tâm lý ấy vào bên trong.
Trẻ tiếp thu chậm thường nhút nhát khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài hoặc sống khép kín
Cha mẹ cần quan tâm và hỗ trợ trẻ tiếp thu chậm nhiều hơn
Nếu con bạn thực sự có khiếm khuyết về khả năng học tập, đừng cố giải thích bằng các nào khác hay che giấu điều đó. Việc này không có gì đáng để cảm thấy xấu hổ. Vâng, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như bạn không làm cho con mình cảm thấy chúng không còn được yêu thương, trân trọng hay vui vẻ.
Nếu trẻ tiếp thu chậm thì hãy biến mọi thứ chậm lại theo đúng tốc độ mà con cần. Hãy cho trẻ thời gian và sự quan tâm ân cần mà chúng xứng đáng được hưởng để khám phá được hết các tiềm năng của mình. Để trẻ tiếp thu chậm phát triển trong một môi trường với các công cụ hỗ trợ tốt có thể giúp trẻ vượt trội hơn.
Thử nghĩ xem nếu như con bạn là một nhà soạn nhạc thiên tài thì sao? Còn bạn lại không hề làm bất cứ điều gì để con được phát triển tài năng một cách toàn diện nhất? Đừng như vậy, tất cả mọi đứa trẻ đều xứng đáng có được cơ hội ấy.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ bị chậm phát triển và những biểu hiện mà cha mẹ cần phải biết
Để dạy trẻ chậm nói cần có kỹ năng và phương pháp như thế nào?
Cách giúp trẻ tiếp thu chậm học tốt hơn?
- Mang đến cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh. Mọi hoạt động khiến trẻ phân tâm đều có thể coi là bất lợi.
- Thiết kế các bài tập và bài học ngắn để phù hợp với thời gian tập trung hạn chế của trẻ.
- Hãy luôn ở bên giúp đỡ trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ giải quyết các bài tập hộ con, hãy đưa ra các gợi ý, lặp lại các quá trình hoặc khái niệm với các câu hỏi và vấn đề tương tự.
- Hãy hỏi trẻ các câu hỏi như “Từ đó có nghĩa là gì?” “Vật này hoạt động như thế nào?” “Tại sao con lại chọn đáp án đó?”
- Đọc bài cho trẻ là cách dạy trẻ chậm tiếp thu hiệu quả, được nhiều cha mẹ sử dụng
- Hãy kiên trì và nhẫn nại
- Không cho phép trẻ bỏ cuộc. Nếu cần, hãy để trẻ nghỉ ngơi một lát sau đó quay trở lại bài tập và theo dõi cho đến khi trẻ hoàn thành.
Trẻ cần một không gian học tập yên tĩnh
- Đừng bao bọc con quá mức. Nếu bạn cứ cho rằng con mình là một đứa trẻ “tiếp thu chậm” thì chúng sẽ càng trở nên chậm hiểu hơn mà thôi. Đừng nói với trẻ rằng chúng không thể làm được điều gì, thay vào đó hãy tìm cách giúp trẻ có thể tự mình đạt được điều đó trong khoảng thời gian riêng của chúng.
- Hãy luôn là người ủng hộ con. Giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên ở trường để đảm bảo trẻ duy trì được sự cố gắng trong suốt quá trình.
- Sử dụng ví dụ thực tế để giúp bé hình dung bài học một cách rõ ràng hơn
- Lặp lại nhiều lần: Nếu trẻ chậm tiếp thu, bạn nên nhắc lại thông tin nhiều lần so với bé bình thường. Đồng thời, phụ huynh cần đặt câu hỏi và yêu cầu bé trả lời. Sau khi trẻ trả lời xong, bạn nên xem lại câu trả lời và kiên nhẫn giải thích những chỗ con hiểu nhầm hoặc sai sót. Điều này giúp con tập trung và hiểu vấn đề rõ hơn.
- Hướng dẫn cách ghi nhớ bằng việc tập trung vào ý chính. Đây là phương pháp dạy trẻ chậm tiếp thu hiệu quả mà cha mẹ cần lưu ý. Trước khi bé học bài mới, thầy cô hoặc phụ huynh nên tóm tắt những ý chính để con chú ý đến, giúp bé tập trung và nhớ lâu hơn.
Cuối cùng hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng riêng của chúng. Không phải đứa trẻ nào rồi cũng trở thành bác sĩ, nhà khoa học nguyên tử hay một giảng viên đại học. Và thực tế không phải cứ có làm những công việc địa vị cao thì sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, hãy để trẻ tự do phát triển đúng với thế mạnh của mình, trong tình yêu thương đong đầy và sự ủng hộ hết lòng của cha mẹ.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!