Từ lâu chúng ta đã biết rằng trẻ sơ sinh có thể nghe thấy giọng nói của mẹ từ bên trong tử cung, và sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể nhận ra tiếng mẹ.
Giờ đây, nhờ vào nghiên cứu của Trường Y của Đại học Stanford, chúng ta có thể biết thêm rằng não của trẻ em phản ứng với giọng của mẹ các bé nhanh hơn với tiếng nói của người khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những khu vực não bộ của bé phản ứng mạnh mẽ với giọng của mẹ không chỉ bao gồm khu vực phụ trách thính giác; mà còn có những khu vực chi phối cảm xúc và các chức năng xã hội – theo báo cáo của Aeon.
Nghiên cứu cho thấy giọng mẹ có thể liên kết với thai nhi
“Chúng tôi không nhận ra rằng giọng nói của mẹ có thể truy cập đến nhiều hệ thống não khác nhau của bé ở một tốc độ rất nhanh”
Giọng nói của mẹ có thể ảnh hưởng đế trí não của con
Tác giả cao cấp Vinod Menon cho biết: “Mức độ tham gia hoạt động của các khu vực não bộ của bẹ khi nghe thấy giọng của mẹ thực sự rất đáng ngạc nhiên”.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi mối liên hệ giữa các vùng não được kích hoạt bởi giọng của mẹ trở nên mạnh mẽ hơn, kỹ năng giao tiếp của đứa trẻ thường phát triển tốt hơn trong tương lai.
Daniel Abrams, tác giả và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Rất nhiều quá trình giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và tình cảm của chúng ta được tiếp thu thông qua cách lắng nghe tiếng mẹ của chúng ta. “Nhưng đáng ngạc nhiên thay, rất ít thông tin được tìm hiểu về cách não bộ tổ chức hoạt động khi nghe thấy nguồn âm thanh rất quan trọng này. Chúng tôi không nhận ra rằng giọng nói của mẹ có thể truy cập đến rất nhiều hệ thống khác nhau trong não bé ở một tốc độ nhanh như thế.”
“Chúng tôi biết rằng giọng của mẹ có thể là một nguồn cảm hứng quan trọng cho trẻ em”, Abrams nói. “Ở đây, chúng tôi đang hiển thị các bằng chứng sinh học cho tuyên bố đó.”
Giọng nói của mẹ có chức năng kì diệu hơn chúng tôi tưởng
Theo BabyCenter, những nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh có thể chủ động nghe giọng nói của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, trẻ em cũng cảm thấy được âu yếm bởi tiếng mẹ của họ trong những tình huống căng thẳng – giọng nói mẹ làm giảm hormone gây căng thẳng cortisol trong khi tăng hormone giúp tạo liên kết xã hội và yêu thương oxytocin.
Nghiên cứu mới này cho thấy giọng của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kết nối não của be. Đây là một trong những lý do tại sao các bà mẹ tương lai được khuyến khích nên nói chuyện và hát cho con mình khi bé còn đang trong bụng mẹ, và tiếp tục giao tiếp tích cực với con cái khi các bé lớn lên.
“Giọng nói là một trong những tín hiệu giao tiếp xã hội quan trọng nhất”, Menon nói. “Thật là thú vị khi thấy rằng tiếng vang của giọng của mẹ vẫn tồn tại trong rất nhiều hệ thống não của một cá nhân”.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!