Thai 8 tuần chậm phát triển có thể xảy ra 2 trường hợp: thai chậm tăng trưởng đối xứng (sự phát triển toàn diện của thai nhi chậm) và trường hợp thai chậm tăng trưởng không đối xứng (đầu và não thai nhi bình thường nhưng cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai nhi).
- Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
- Thai 8 tuần chậm phát triển là thế nào? Đâu là nguyên nhân?
- Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
- Cách phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
- Thai 8 tuần tuổi có kích thước cỡ 1 hạt đậu và chiều dài khoảng 2,7cm
- Vẻ ngoài giống nòng nọc đang dần mờ (bao gồm cả đuôi và phôi thai) khi cơ thể bắt đầu thẳng ra
- Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển, bao gồm cả ruột. Tuy nhiên, bộ phận này sẽ nhô ra ngoài dây rốn cho đến tận tuần thai 12
- Chồi cánh tay và chân dài ra, trong khi ngón tay và ngón chân hình thành bên trong bàn tay và bàn chân
- Hình dạng tai đang bắt đầu hình thành ở bên ngoài đầu
- Mũi và môi trên của em bé trở nên rõ ràng hơn
- Các nếp gấp nhỏ của mí mắt đang phát triển
- Nhịp tim của thai nhi 8 tuần tuổi lúc này là khoảng 150 – 170 nhịp/phút
- Cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để xác định giới tính của thai nhi.
Thai 8 tuần chậm phát triển là thế nào? Đâu là nguyên nhân?
Hội chứng chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là tình trạng thai nhi kém tăng trưởng, có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai thực. Hội chứng IUGR này còn có nhiều tên gọi khác giúp mẹ dễ hình dung hơn là: thai nhi nhỏ so với tuổi thai (SGA), suy dinh dưỡng thai nhi, suy nhau thai…
Khi thai 8 tuần tuổi được chẩn đoán chậm phát triển, có thể xảy ra 2 trường hợp: thai chậm tăng trưởng đối xứng (sự phát triển toàn diện của thai nhi chậm) và trường hợp thai chậm tăng trưởng không đối xứng (đầu và não thai nhi bình thường nhưng cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai nhi).
Vì thai 8 tuần tuổi còn quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được chuyển động thai. Do đó cách duy nhất để phát hiện thai 8 tuần chậm phát triển là nhờ thăm khám siêu âm. Nếu nghi ngờ thai chậm phát triển, bác sĩ có thể chỉ định thêm 1 số xét nghiệm khác để kết luận và đưa ra lời khuyên cho mẹ.
Vì sao thai nhi chậm phát triển?
- Bất kì thai phụ nào mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời kì mang thai để có thể dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thường gặp là giang mai, bệnh sởi, nhiễm ký sinh trùng chủ yếu lây qua thịt không nấu chín, nhiễm cytomegalo virus
- Mẹ mang đa thai, nhau thai có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nhiều bào thai cùng lúc
- Nhau thai yếu, không hoạt động bình thường khiến khí oxy và chất dinh dưỡng không được chuyển đủ từ mẹ đến thai nhi
- Những bất thường ở dây rốn: Dây rốn chứa 1 tĩnh mạch và 2 động mạch rốn, có chức năng lưu thông máu giữa bào thai và nhau thai. Nếu dây rốn có bất thường như chỉ có 1 động mạch rốn trong thì sẽ gây ra tình trạng thai chậm phát triển
- Thai nhi có bất thường về di truyền/xương
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng của mẹ bầu; thai phụ có thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích/đồ uống có cồn, làm việc trong môi trường độc hại…
- Mẹ bầu mắc bệnh mãn tính như hồng cầu lưỡi liềm, đái tháo đường; tử cung có hình dạng và kích thước bất thường
- Tâm trạng thai phụ thường xuyên không ổn định khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
- Từ bỏ thói quen xấu sử dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá trước và trong khi mang thai để hạn chế tình trạng chậm phát triển
- Có chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé; tránh xa thực phẩm và các chất chứa caffeine
- Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày
- Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để tránh tác dụng phụ không mong muốn lên thai nhi
- Nghỉ ngơi đầy đủ để tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong quá trình mang thai
- Thường xuyên thăm khám định kỳ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung và có cách xử lý.
Thai chậm phát triển có giữ được không? Mẹ hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng này và sinh con an toàn. Hãy tuân theo lịch khám thai và các hướng dẫn theo dõi thai kỳ từ bác sĩ để đảm bảo bé phát triển đúng chuẩn.
Cách phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung
- Trước khi chuẩn bị có thai nên đi thăm khám dù cơ thể bạn đang khoẻ mạnh.
- Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận về những bệnh tật mình có.
- Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác nhất tuổi thai.
- Thăm khám thai đúng lịch: Lưu ý đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai: Vào tháng thứ 4 bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm). Bên cạnh đó, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.
- Nếu bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.
- Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì là dấu hiệu thai nhi bất thường.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!