X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

6 điều bạn không bao giờ nên ép trẻ làm

Mất 8 phút để đọc
6 điều bạn không bao giờ nên ép trẻ làm6 điều bạn không bao giờ nên ép trẻ làm

Ép buộc con làm mọi thứ có thể làm con trẻ trở nên lì lợm hơn trước những mệnh lệnh của cha mẹ. Đừng ép trẻ làm những điều này nếu không muốn con bị ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài.

Đừng ép trẻ làm những điều này nếu không muốn phản tác dụng, làm bé trở nên lì lợm và khó bảo hơn: bắt bé ăn/uống sữa thật nhiều, ép trẻ phải xin lỗi trước khi con sẵn sàng…

Trẻ con rất nhạy cảm, ép buộc bé làm những điều con không thích và thấy không thoải mái, lâu ngày sẽ gây phản tác dụng. Dưới đây là 1 số điều ba mẹ nên tránh ép buộc trẻ làm hằng ngày:

  • Thể hiện tình cảm, ôm/hôn người thân
  • Xin lỗi trước khi con sẵn sàng
  • Ép con đọc sách
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa
  • Ép trẻ ăn
  • Bắt con chia sẻ

Không bao giờ ép trẻ thể hiện tình cảm ôm/hôn đối với người thân

Thúc giục con để ôm/hôn nhau, ngồi trên đùi hoặc tham gia vào các hình thức tiếp xúc vật lý với thân nhân trái với ý muốn của con có thể dạy cho con dần chấp nhận phạm vi không gian thân mật của mình, làm cho con dễ bị lạm dụng tình dục và bị bối rối trong cư xử. Hãy tôn trọng cơ thể của con bạn. Nếu con không đồng ý, thì hãy từ chối việc thể hiện tình cảm ôm/hôn dù với bất kỳ ai, để con phân biệt khi con không đồng ý mà có sự tấn công, ép buộc là sự vi phạm quyền bảo vệ thân thể của mình, và có các hành động kịp thời để bảo vệ mình.

Xem thêm

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non của Nhật Bản

Giáo dục sớm cho trẻ – Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP

Thay vì ép buộc con ôm/hôn thì chúng ta có thể khuyến khích con bắt tay, đập tay. Điều này là một bài học trong ranh giới cho cả trẻ em và người lớn.

Ép trẻ phải xin lỗi trước khi con đã sẵn sàng

Ép buộc con xin lỗi khi con chưa sẵn sàng hay hiểu ra vấn đề chỉ làm con tức giận, xấu hổ và trở nên lì lợm hơn. Đừng ép trẻ làm những điều này chỉ vì ba mẹ muốn mà không chú ý đến cảm xúc của trẻ. Điều quan trọng khi nói “xin lỗi” là một sự khích lệ để nói về các vấn đề không hợp lý, hay sai trái.

Thay vì nói ngay lời xin lỗi thì đầu tiên hãy để con trẻ xác định những gì con đã làm sai. Cho con thời gian để dịu lại và nhận ra lỗi của mình, và tự nguyện nói lời xin lỗi. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc sửa chữa và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Cho phép con học cách xin lỗi, cách nhận biết vấn đề, và cách sửa sai từ lời nói trước.

Không bao giờ ép con bạn đọc sách

Hầu hết các bậc cha mẹ ai cũng thích con mình thông minh, đọc nhiều sách, nhưng việc ép buộc dẫn đến cưỡng bức đọc sách sẽ tước mất niềm vui đọc sách của con. Con bị ép buộc đọc nên con sẽ không hiểu hay từ chối hiểu lợi ích cũng như niềm vui của việc đọc sách. Thay vào đó hãy đọc to để thu hút sự yêu thích của con, để có được sự tập trung, hứng thú về những cuốn sách.

Có nên ép trẻ học sớm hay đọc sách sớm? Theo nghiên cứu, động lực đọc sẽ giảm theo độ tuổi tuy nhiên không nên vì thế mà ép trẻ. Hãy xây dựng cho con thói quen đọc sách từ sớm. Con sẽ bắt chước làm như bạn, bạn đọc con sẽ đọc. Nếu bạn muốn để thấm nhuần thói quen đọc sách, hãy để con thấy bạn đọc. Để bắt đầu, để con tiếp cận với các sách có nhiều hình ảnh, cho con giúp bạn với các danh sách shopping hoặc chơi các trò chơi gia đình… các vấn đề này đều liên quan và củng cố đến việc đọc và viết sau này của con.

Không bao giờ ép trẻ vào các hoạt động ngoại khóa bất kể chúng ta thấy tốt như thế nào

Nhiều cha mẹ muốn sống gián tiếp thông qua con cái họ. Vô tình, họ sẽ là gánh nặng cho con với những ước mơ chưa thực hiện của riêng mình. Điều này có thể dẫn đến sự lo lắng và cuối cùng một xu hướng bỏ đi hết các cam kết với cha mẹ trước đó.

Thay vì ép buộc như thế, hãy lựa chọn hoạt động mà con muốn thử, con thích. Tất cả trẻ em không giống nhau. Một số có thể bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật trong khi một số có thể nổi trội trong thể thao. Các cuộc đi chơi, hay các trò chơi cũng rất quan trọng để xây dựng vòng tròn xã hội cho con, tăng cường liên kết xã hội cũng như các kỹ năng nhận thức và tăng cường sức khỏe thể chất.

Không nên ép trẻ ăn

Có nên ép trẻ ăn hay uống sữa? Đừng ép trẻ làm những điều này nếu không muốn con bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực về lâu dài. Trẻ em bị ép ăn sẽ cảm thấy mất kiểm soát và bất lực. Họ cũng có xu hướng phát triển kén ăn. Có rất nhiều lý do để ăn ngoài việc ăn để lớn, ăn vì sức khỏe, ăn còn để khám phá mùi vị, các thành phần thức ăn, kết cấu món ăn, sự thèm ăn và niềm vui trong ăn uống.

Xem thêm

5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

Tại sao chúng ta không nên ép trẻ nhỏ nói lời XIN LỖI?

Thay vì ép trẻ ăn quá nhiều, hãy tạo hoàn cảnh thuận lợi cho con để ăn uống tốt nhất. Con có nhiều khả năng tiêu thụ các thực phẩm khi nhìn thấy cha mẹ ăn, chứ không phải chỉ quanh quẩn những món ăn của con. Ăn uống một cách vui vẻ cũng góp phần cho sự mạnh khỏe và lành mạnh trong ăn uống của trẻ.

Không nên ép trẻ phải chia sẻ

Tất nhiên, ai trong chúng ta đều con em chúng ta chia sẻ, rộng rãi với các bạn nhỏ. Tuy nhiên, buộc một đứa trẻ bỏ đồ chơi yêu thích của mình cho một người khác là một việc làm quá nhiều cho một đứa trẻ. Và chỉ làm đứa trẻ trở nên giữ khăng khăng món đồ mình hơn vì khả năng sợ bị mất, dẫn đến sợ bị chia sẻ.

Hãy tập trung vào việc chia sẻ cảm thông của bậc cha mẹ đến con thay vì chia sẻ ép buộc. Các chính sách không chia sẻ thay vào đó họ sử dụng phương pháp “chờ đến lượt” trong nhiều trường mầm non quốc tế là nhằm mục đích nuôi dạy bé kiểm soát ham muốn của mình để đợi đến lượt mình khi đứa trẻ khác chơi xong.

Kết

Trẻ em như tờ giấy trắng, tính cách và thói quen của bé phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy dỗ, cư xử của người lớn xung quanh, nhất là cha mẹ. Những hành động quen thuộc hằng ngày của cha mẹ như ép bé ăn, cho bé đi ăn rong, chiều theo ý thích của trẻ hay ép trẻ sống theo ý thích của ba mẹ sẽ là những lưỡi dao làm tổn thương tinh thần của trẻ nhỏ, về lâu dài có thể gây phản tác dụng, làm trẻ có cái nhìn tiêu cực và lệch lạc về mệnh lệnh hay lời nói của cha mẹ, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả thể chất và tâm hồn của bé. Hãy luôn sáng suốt và dạy dỗ con với tất cả tình yêu thương chứ không phải là những yêu cầu ép buộc ba mẹ nhé.

Xem thêm

  • Dạy con biết yêu thương em – Nhiệm vụ sống còn cho các mẹ sắp sinh thêm bé
  • 8 chiến lược nuôi dạy con ngoan để tránh trở thành một đứa trẻ hư
  • Phương pháp dạy con ngoan, kỷ luật kiểu Nhật áp dụng với bé 0-12 tháng tuổi

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Lời khuyên cho bố mẹ
  • /
  • 6 điều bạn không bao giờ nên ép trẻ làm
Chia sẻ:
  • 5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

    5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

  • Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?

    Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?

app info
get app banner
  • 5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

    5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

  • Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?

    Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn