Không nên ép trẻ phải ôm người khác – Quy tắc của những bậc cha mẹ muốn bảo vệ con cái
Một trong những điều mà cha mẹ dạy từ rất sớm cho con cái để tương tác giao tiếp với người bên ngoài. Từ việc tình cờ ôm anh em họ, hàng xóm đến việc ôm hôn cô/ dì chú bác người quen. Hầu hết trẻ em học sự giao tiếp theo cách của cha mẹ mình. Có một thực tế là không phải mọi lần cha mẹ bảo con ôm hôn, con đều đồng ý, một số trẻ sẽ từ lắc đầu cho đến kịch liệt phản đối và chạy trốn đi nếu bị ép buộc.
Một bài viết về việc không nên ép buộc trẻ ôm bất cứ ai gần đây đã được các bậc phụ huynh lan truyền rộng rãi. Bài viết được viết bởi James St. James, bài viết nêu rõ chi tiết các mối nguy hiểm của việc cho phép trẻ được người khác ôm. Ôm nhau để thể hiện tình cảm nói chung, có thể là vô hại. Nhưng khi trẻ không sẵn sàng, những cái ôm này đã vượt qua sự riêng tư của trẻ, quyền sở hữu cơ thể, ra quyết định, và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.
Dưới đây là 5 lý do tại sao bạn không nên ép trẻ phải ôm người khác
1. Làm cho các nguyên tắc an toàn trở nên mâu thuẫn
Nếu đã dạy con không nên/ được nói chuyện với người lạ nhưng lại áp đặt con ôm Bác này bạn của Bố mà con mới gặp, về mặt nguyên tắc thì rõ ràng Bác đấy mới gặp lần đầu, Bác là người lạ đối với con, nên khi ta ép con ôm Bác, hay cho Bác ôm con mà con không đồng ý, vô hình chung chúng ta đang làm con mâu thuẫn với các nguyên tắc an toàn chúng ta dạy con.
Khi các quy tắc nhất định mà không áp dụng cho tất cả mọi người, điều đó có thể gây ra sự nhầm lẫn cho con. Trong khi đó, sự chống cự của con bị bác bỏ theo thời gian, và không ai thừa nhận tình cảm, cũng như tôn trọng quyết định của con.
2. Cản trở sự phát triển nhận biết ranh giới an toàn cho từng độ tuổi thích hợp
Trẻ em cần được dạy giới hạn lành mạnh nào cho cá nhân phù hợp theo lứa tuổi và sự phát triển của mình. Hãy tưởng tượng, nếu con của bạn miễn cưỡng thừa nhận ôm một ai đó hay để ai ôm vì bố mẹ cho phép, dần cứ thấy ai ôm là chuyện bình thường, rồi đến khi người đó sờ vào những bộ phận của cơ thể con, con sẽ không biết có nên làm lớn chuyện hay không ? Bởi vì không có ai dạy con các giới hạn nào được phép và không được phép trên thân thể của mình, đâu là ranh giới của sự an toàn. Vì cứ nghĩ ôm thì cái đó cũng bình thường.
Vậy nên cha mẹ ơi, Không nên ép trẻ phải ôm người khác nếu đó không phải là việc con tự nguyện và đúng đối tượng.
3. Dần đồng hóa các quan điểm về các mối nguy
Toddler boy holding on to father’s legs
Chúng ta được sinh ra với bản năng sinh tồn để đối phó với nỗi sợ hãi khi chúng ta cảm thấy không an toàn, và nhận thức “người lạ có nguy cơ nguy hiểm” sẽ làm cho chúng ta thận trọng hơn về môi trường xung quanh. Nếu chúng ta biết và sử dụng cách nhận thức này, con em chúng ta cũng sẽ học hỏi và làm theo chúng ta, và đó là một điều tốt.
Khi bạn nói với con bạn ôm ai đó, bất kể cảm xúc của con thế nào, điều này chẳng khác nào tạo cơ hội cho con dần quen với việc bỏ qua các bản năng của mình để tránh những người mà con cảm thấy không thoải mái. Theo thời gian, con bạn sẽ mất cảnh giác , và trở nên tiếp cận một cách dễ dàng hơn, dẫn đến nhiều nguy cơ bất lợi cho mình.
4. Làm cho con cảm thấy rằng con không sở hữu cơ thể này của mình
Yêu cầu con mở rộng vòng tay của mình cho người khác, bất chấp sự phản kháng, chẳng khác nào nói rằng con không có quyền trên thân thể mình. Hãy tưởng tượng một ai đó ép buộc bạn phải ôm một người nào đó mà bạn không thích/ không muốn ngay tại thời điểm đó, ngay tại nơi đó. Bạn có áp đặt ý chí của mình và nói không không?
Bạn có quyền từ chối hoặc làm mọi cách để tránh điều đó xảy ra nếu bạn không muốn, và trẻ em cũng có quyền đó. Trẻ em có quyền như nhau trên cơ thể của mình và cha mẹ nên đi đầu trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền đó.
5. Bạn có thể không thấy những dấu hiệu sai trái
Đây là trường hợp xấu nhất. Có thể có trường hợp khi con bạn đang bị lạm dụng và việc con từ chối ôm người này hoặc người thân khác là một trong những cách để nói với bạn rằng đã có chuyện gì xảy ra với con. Và đôi khi cha mẹ cứ sai lầm nghĩ là con lì, con thì quá cá tính, cứng đầu, chứ không nghĩ những nguy cơ khác đã xảy ra và con đang làm mọi cách để phản kháng, chống đối và phòng bị mình. Thưa cha mẹ, xin đừng để điều này xảy ra.
Nên nhớ là ôm không phải là cách duy nhất để thể hiện tình cảm thân thiết với người khác. Con có thể cúi đầu chào, vẫy tay, mỉm cười, hoặc thậm chí gửi một nụ hôn gió theo cách của con. Hãy để con tương tác trong cách mà con cảm thấy an toàn nhất và thoải mái nhất.
Làm cha mẹ, chúng ta ở đây để hướng dẫn và bảo vệ con cho đến khi con đủ lớn để đưa ra quyết định cho mình. Đừng đẩy con em chúng ta làm điều con không muốn chỉ bởi vì chúng ta muốn làm vui lòng người khác. Thay vào đó, chúng ta hãy đặt phúc lợi tình cảm cá nhân của con lên trước khi ép buộc con làm bất cứ điều gì khác. Hãy ở cùng phe với con cha mẹ nhé!
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!