X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới

Mất 7 phút để đọc
Bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giớiBạo hành trẻ em, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới

Bạo hành trẻ em, kể cả những trẻ 1 tuổi, đang diễn ra phổ biến trong gia đình, trường học và cộng đồng – theo một báo cáo mới với dữ liệu đáng kinh ngạc.

Theo số liệu thống kê của Unicef  những dữ liệu mới nhất để cho thấy trẻ em đang bị bạo lực trong tất cả các giai đoạn ấu thơ và trong mọi hoàn cảnh, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ vị thành niên, từ bạo hành thể xác cho đến bạo hành về tinh thần.

Và đau lòng hơn nữa những người gây ra bạo hành phần lớn từ những người thân, người chăm sóc trẻ hằng ngày kể cả từ cha mẹ, thầy cô giáo, giúp việc, người thân trông cháu… tất cả đều ẩn chứa đâu đó bóng dáng của bạo hành đối với trẻ em.

“Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; bé gái và bé trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em – bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai và không có ranh giới.”

Bạo hành trẻ em trong gia đình của chính mình

bao-hanh-tre-em

  • Ba phần tư số trẻ em 2-4 tuổi trên toàn thế giới – khoảng 300 triệu trẻ – chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý và/hoặc bị trừng phạt thân thể bởi chính những người chăm sóc các em ở nhà;
  • Tại 30 quốc gia có dữ liệu, khoảng 6 trong 10 trẻ 1 tuổi thường xuyên bị kỷ luật bằng bạo lực. Gần một phần tư trẻ 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và gần 1 trong 10 em bị đánh hoặc bị tát vào mặt, đầu hoặc tai.
  • Trên toàn thế giới, một phần tư trẻ dưới 5 tuổi – khoảng 176 triệu trẻ – đang sống với mẹ là nạn nhân bị bạo lực từ bạn tình.

Bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và cả trẻ em trai

  • Trên toàn thế giới, khoảng 15 triệu trẻ em gái vị thành niên độ tuổi 15-19 từng bị ép quan hệ tình dục hoặc bị ép tham gia hành vi tình dục.
  • Chỉ 1% trẻ em gái vị thành niên từng bị bạo lực tình dục nói rằng các em đã tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp để được giúp đỡ.
  • Tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bình 90% trẻ em gái vị thành niên từng bị ép quan hệ tình dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các em. Dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy thủ phạm của bạo lực tình dục với trẻ em trai vị thành niên thường là bạn bè, bạn cùng lớp và bạn tình.

Tử vong do bạo lực ở trẻ vị thành niên

bao-hanh-tre-em

  • Trên toàn cầu, cứ 7 phút lại có 1 trẻ vị thành niên tử vong do bạo lực.
  • Tại Hoa Kỳ, trẻ em da đen không thuộc gốc Hispanic độ tuổi 10-19 có nguy cơ bị giết cao gần gấp 19 lần so với trẻ em da trắng không thuộc gốc Hispanic cùng độ tuổi. Nếu tỷ lệ giết trẻ vị thành niên da đen không thuộc gốc Hispanic này áp dụng trên toàn quốc thì Hoa Kỳ sẽ là một trong 10 quốc gia nguy hiểm chết người nhất trên thế giới.
  • Năm 2015, nguy cơ một trẻ em trai vị thành niên da đen không thuộc gốc Hispanic ở Hoa Kỳ bị giết chết ngang bằng với nguy cơ một trẻ em trai vị thành niên sống tại Nam Sudan đang có chiến tranh tàn khốc bị giết chết do bạo lực tập thể.
  • Mỹ Latinh và Caribbean là khu vực duy nhất có tỷ lệ trẻ vị thành niên bị giết gia tăng; gần một nửa số trường hợp trẻ vị thành niên bị giết trên toàn cầu xảy ra tại khu vực này trong năm 2015.

Bạo lực học đường

  • Một nửa số trẻ em độ tuổi đến trường – 732 triệu trẻ – sống tại các quốc gia nơi việc trừng phạt thân thể ở trường học chưa bị cấm tuyệt đối, trong đó có Việt nam – ngay cả cha mẹ cũng quan niệm “thương cho roi cho vọt”.
  • Ba phần tư số vụ nổ súng tại trường học được ghi nhận xảy ra trong 25 năm qua là ở Hoa Kỳ. Không phải đất nước phát triển văn minh là không có bạo lực, bạo hành trẻ em.

Các hành động từ Unicef

bao-hanh-tre-em

UNICEF ưu tiên nỗ lực để chấm dứt bạo lực trong tất cả hoạt động của mình, bao gồm hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ để cải thiện dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực, xây dựng các chính sách và luật pháp về bảo vệ trẻ em, và giúp các cộng đồng, các bậc phụ huynh và trẻ em phòng ngừa bạo lực thông qua các chương trình thiết thực như các khóa học làm cha mẹ và các hoạt động chống bạo lực gia đình.

Để chấm dứt bạo lực đối với trẻ em, UNICEF đang kêu gọi các chính phủ khẩn trương hành động và hỗ trợ thực hiện Bảy chiến lược nhằm chấm dứt bạo lực với trẻ em (INSPIRE) – hướng dẫn chiến lược này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và Nhóm Cộng tác Toàn cầu Chấm dứt Bạo lực đối với Trẻ em thống nhất và thúc đẩy.

Chiến lược thúc đẩy:

  • Thông qua các kế hoạch hành động điều phối cấp quốc gia để chấm dứt bạo lực đối với trẻ em – kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống giáo dục, phúc lợi xã hội, tư pháp và y tế, cũng như các cộng đồng và chính trẻ em.
  • Thay đổi hành vi của người lớn và giải quyết các yếu tố góp phần gây ra bạo lực đối với trẻ em, gồm những bất công về kinh tế, xã hội, những chuẩn mực xã hội và văn hóa đang dung thứ cho bạo lực, hệ thống chính sách và pháp luật chưa đầy đủ, thiếu dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, và đầu tư hạn chế vào các hệ thống phòng ngừa và ứng phó với bạo lực hiệu quả.
  • Xây dựng các hệ thống dịch vụ xã hội và tập huấn cho cán bộ công tác xã hội để cung cấp các dịch vụ chuyển gửi, tư vấn và trị liệu cho trẻ bị bạo lực.
  • Giáo dục trẻ em, phụ huynh, giáo viên và thành viên cộng đồng để có thể phát hiện bạo lực dưới mọi hình thức và nâng quyền để họ lên tiếng và tố cáo bạo lực một cách an toàn.
  • Thu thập dữ liệu được phân tổ tốt hơn về bạo lực đối với trẻ em và theo dõi tình hình bằng hệ thống giám sát và đánh giá mạnh.

Là một phụ huynh, một giáo viên, một người chăm sóc – chúng ta đều phải nhìn nhận là đúng đắn về bạo hành trẻ cả thể xác lẫn tinh thần, và những hậu quả nghiệm trọng về tâm lý phát triển cho trẻ trong tương lai.

THEO UNICEF

Đọc thêm:

  • Tránh xâm hại tình dục – Dạy con quy tắc 5 ngón tay
  • Xâm hại tình dục trẻ em
  • Bạo hành trẻ em đến chết

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới
Chia sẻ:
  • Làm sao để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em mẫu giáo?

    Làm sao để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em mẫu giáo?

  • Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản

    Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản

app info
get app banner
  • Làm sao để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em mẫu giáo?

    Làm sao để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em mẫu giáo?

  • Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản

    Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn