Những việc cần làm sau sinh, mẹ nên chuẩn bị tinh thần vì có thể đối mặt với những cơn đau ở vùng âm đạo và vùng bụng dưới, thêm những vết rạn da cùng với tình trạng rụng tóc. Mẹ hãy tham khảo bài viết để biết thêm những bí quyết cải thiện các tình trạng này.
- Đau vùng âm đạo
- Sản dịch ra nhiều trong thời gian đầu
- Đau bụng dưới
- Đi tiểu thôi mà cũng thấy đau
- Lúc nào cũng mồ hôi đầm đìa khiến cơ thể có mùi “nồng nàn” hơn
- Táo bón
- Trầm cảm từ nhẹ đến nặng
- Một rổ mỡ bụng bèo nhèo như vẫn chửa 6 tháng
- Mỗi lần cho con bú là đau ngực đến khó chịu
- Kinh hãi một lần gội đầu xong
Theo BS. Trần Thị Thu Vân – Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức “Những thay đổi trước và sau khi sinh trên cơ thể phụ nữ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc này có thể dần được cải thiện theo thời gian, vì thế mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng sức khỏe. Điều quan trọng mẹ nên làm là nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để nhanh hồi phục. Cách tốt nhất là ngủ khi trẻ ngủ, thậm chí chỉ là những giấc ngủ ngắn. Khi cơ thể đã ổn hơn, mẹ nên tập thể nhẹ nhàng với những bài tập Kegel giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện khung chậu sau khi sinh”.
1. Đau vùng âm đạo
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ đều sẽ phải trải quãng thời gian này. Với mẹ đẻ mổ, ngoài đau vùng vết thương, trong quá trình tử cung co lại mẹ vẫn có cơn đau ở mức độ nhất định tại vùng kín của mình.
Còn ở mẹ sinh thường, tác động từ thủ thuật rạch tầng sinh môn cũng như quá trình em bé chui ra ngoài thì những đau đớn tại khu vực này là điều tất yếu. Sau 7-10 ngày sinh, các cơn đau sẽ từ từ hết dần.
Típ những việc cần làm sau sinh:
– Vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo và lau khô ráo sau mỗi lần tắm rửa.
– Dùng đá bọc trong khăn sạch để chườm vùng âm đạo giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Đau vùng âm đạo (Nguồn ảnh: Thanhnien)
Mẹ có thể quan tâm:
Mất ngủ sau sinh – Nỗi ám ảnh của các mẹ sợ mất sữa cho con yêu
2. Sản dịch ra nhiều trong thời gian đầu
2-3 ngày sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi và chảy ra nhiều với một lượng lớn. Ở nhiều mẹ, hiện tượng sản dịch có thể kéo dài tới 45-60 ngày.
Thật khó chịu khi mẹ sẽ luôn phải đóng băng vệ sinh trong một thời gian dài cũng như cần hết sức cẩn thận hiện tương viêm nhiễm nếu không giữ gìn vùng kín sạch sẽ.
Típ cho mẹ:
– Trong 2-3 ngày sau sinh bé, mẹ cần thường xuyên thay băng từ 1-2 tiếng một lần.
– Các ngày sau đó, mẹ đừng quên rửa ráy sạch sẽ vùng kín và thay băng 3 tiếng một lần để đảm bảo cơ thể tránh được hiện tượng nấm hoặc viêm.
3. Đau bụng dưới
Hiện tượng này xảy ra với một số mẹ sau sinh khoảng 3-4 ngày. Cơn đau lâm râm giống như những ngày sắp “bị” hoặc đôi lúc khá khó chịu. Đây chính là thời điểm tử cung đang co lại vị trí ban đầu.
Mẹ sinh bé lần 2 trở đi thường có xu hướng đau hơn bởi tử cung bị co giãn lớn nên mất nhiều thời gian hơn để về lại như cũ.
4. Đi tiểu thôi mà cũng thấy đau
Các mẹ sinh thường sẽ cảm thấy đau và sưng tại vùng kín do ảnh hưởng từ việc rạch tầng sinh môn. Không những vậy, cơn đau này còn tác động tới quá trình tiểu tiện, khiến mẹ hãi hùng mỗi lần nghĩ đến việc phải đi vệ sinh. Một số mẹ thú nhận rằng, đôi khi còn có hiện tượng són tiểu mỗi khi cười hoặc ho nhẹ.
Típ những việc cần làm sau sinh:
Cố gắng thư giãn mỗi khi đi vệ sinh.
Khi cơ thể đã hồi phục, mẹ nên sử dụng bài tập cho vùng kín để âm đạo sớm “ngon nghẻ” như xưa.
5. Lúc nào cũng mồ hôi đầm đìa khiến cơ thể có mùi “nồng nàn” hơn
Một trong những thay đổi sau sinh rõ rệt nhất là sự điều chỉnh cân bằng trở lại của hoóc môn và lượng máu trong cơ thể. Điều này tác động đến việc người phụ nữ sẽ đào thải một lượng mồ khá lớn.
Típ cho mẹ sau sinh:
Không nên vì những kiêng cữ đã cổ hủ mà mẹ giữ mình không chịu tắm rửa. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày cũng như mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Mồ hôi ra nhiều hơn sau khi sinh (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Mẹ có thể quan tâm:
Bài tập Kegel cho nữ sau sinh – Vì sao lại cần thiết?
6. Táo bón
Trọng lượng của thai nhi chèn ép lên thành ruột của mẹ bầu những tháng cuối sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải mất một thời gian sau sinh mới có thể hồi phục lại được. Đây cũng là lý do vì sao bà đẻ vẫn phải đối mặt với hiện tượng táo bón từ trong thai kỳ cho tới khi sinh con.
Mẹ hãy yên tâm là táo bón thường sẽ biến mất sau sinh tầm 1-2 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian này, mẹ cần:
– Thường xuyên uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình sản xuất sữa, đồng thời giảm được táo bón tốt hơn.
– Một chế độ dinh dưỡng với nhiều canh, hoa quả và chất xơ là điều tối quan trọng với mẹ sau sinh.
– Cố gắng đi vệ sinh vào buổi sáng sớm, vào một giờ nhất định.
7. Trầm cảm từ nhẹ đến nặng
90% phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị trầm cảm. Những biểu hiện như dễ nhạy cảm, chảy nước mắt, nghĩ nhiều về việc mình không biết chăm sóc con, lo lắng cho con một cách thái quá, … đều là dấu hiệu của trầm cảm nhẹ.
Bất kỳ khi nào nếu mẹ nghĩ đến “chết chóc” hãy nói cho người thân biết ngay lập tức.
Típ cho mẹ sau sinh:
– Tìm thời gian cho bản thân nghỉ ngơi và thư giãn.
– Đừng ôm khư khư lấy con hay một mình ôm đồm tất cả mọi việc. San sẻ công việc chăm con với chồng hoặc gia đình sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh được hiện tượng trầm cảm sau sinh.
Những vết rạn da dễ khiến mẹ tự ti (Nguồn ảnh: Thanhnien)
8. Một rổ mỡ bụng bèo nhèo như vẫn chửa 6 tháng
Với các mẹ sinh mổ, tình trạng này có thể kéo dài bởi cơ thể không có quá trình đau đẻ tự nhiên.
Típ cho mẹ sau sinh:
Chế độ ăn để có sữa cho con không nên quá nhiều móng giò đầy mỡ hay toàn thịt thà. Xen lẫn với rau xanh, hoa quả và các món ít tinh bột rỗng sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
Mẹ nên thử uống trà gừng. Cách này sẽ giúp cơ thể tiêu đốt năng lượng rất tốt mà lại nhiều sữa về.
Cho con bú cũng là một cách giảm cân tự nhiên với nhiều mẹ. Nếu không hãy thử với một số bài tập nhẹ nhàng sau sinh khoảng 1 tháng và tăng dần vào tháng thứ 3.
9. Mỗi lần cho con bú là đau ngực đến khó chịu
Trong thời gian đầu, lượng sữa sản sinh nhiều và nhanh dễ khiến bầu ngực căng tực. Mẹ cần lưu ý cho bé bú thường xuyên. Ngoài ra, nếu con bú không hết thì cần vắt cạn bầu sữa để tránh hiện tượng tắc sữa, gây nguy hiểm cho mẹ.
10. Kinh hãi một lần gội đầu xong
Sau sinh, lượng hoóc môn Estrogen thường giảm xuống khá nhiều. Đây lại là nội tiết quan trọng với quá trình nuôi dưỡng tóc. Do đó, mẹ hãy yên tâm là sau sinh tầm 6 tháng hiện tượng này sẽ dần biến mất.
Nếu sinh bé đã lâu mà vẫn rụng tóc nhiều là do đâu?
Với trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu có thể do cơ thể mẹ bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Vì vậy, bổ sung thêm các loại vitamin và tăng cường ăn uống sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng này.
Nguồn tham khảo: 8 điều cần làm sau khi sinh con – Sức khỏe và đời sống.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!