X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

Mất 11 phút để đọc
Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

Xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là 15 lời khuyên từ Bác sĩ Tiến sĩ Kathleen Berchelman tại Bệnh viện Mercy Children, Mỹ để giúp bạn “sống sót” qua tuổi bướng bỉnh này của bé. Hiện Bác sĩ Kathleen Berchelman đang sống cùng chồng và nuôi dạy sáu đứa con.

1. Hãy yêu thương thay vì la mắng bé

La hét là một cơ chế phòng thủ, một “chiêu” chúng ta sử dụng khi mọi thứ không theo hướng chúng ta muốn. Nhưng la hét có thể làm tổn thương tâm hồn trẻ em nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nó có thể lập tức khiến bé thay đổi hành vi ngay, nhưng về lâu dài có thể gây ra tác hại tâm lý đáng lo ngại.

Thay vì la hét và trừng phạt, trẻ em cần được nuôi dạy tích cực để phát triển trí não khỏe mạnh. Đây được xem là cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 thông minh và hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Joan Luby là giáo sư tâm thần học trẻ em và là giám đốc Chương trình phát triển cảm xúc sớm tại Đại học Y Washington ở St. Louis. Nghiên cứu của cô cho thấy việc nuôi dạy con (1-3 tuổi) không la mắng hay đánh đòn mà theo hướng tích cực trong các tình huống căng thẳng có liên quan đến sự gia tăng kích thước của một số khu vực của não. Nếu bạn nhận ra mình đang la hét bé khá nhiều, thì hãy dừng lại, và tìm hiểu các biện pháp khác để dạy bé nhé.

xu-ly-khung-hoang-tre-len-3

2. Đặt tên cho những hành vi xấu

Thay vì tức giận, hãy đặt hay gọi tên các hành vi đó. Tôi đã nhận ra và học được điều này từ phim hoạt hình Sesame Street. Trong phim có một cảnh nhân vật Cookie Monster bị buộc tội nói dối về việc ăn cắp bánh cookie. Thất vọng và buồn bã, Cookie Monster nói, “Tôi háu ăn, nhưng tôi không nói dối.”

Nếu Sesame Street có thể sử dụng các từ như “háu ăn” để nói về hành vi chưa tốt, thì tôi cũng có thể sử dụng các từ như “háu ăn”, “kiên nhẫn”, “tử tế” và “siêng năng”. Thoạt đều nghe có vẻ lạ và không quen, nhưng bây giờ tôi thấy rất vui khi người con trai 6 tuổi có thể nói “Như vậy không phải là lòng tốt” khi bị anh trai trêu chọc.

3. Hãy quan tâm đến con cái của bạn

Chìa khóa để nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh về mặt cảm xúc là sự hài hòa, hoặc mức độ nhạy của bạn khi nhận ra nhu cầu của con mình tại bất kỳ thời điểm nào. Tóm lại, thành công là khi biết đặt mình vào vị trí của bé và sau đó đáp ứng nhu cầu của chúng với sự khôn ngoan của bậc cha mẹ.

Cố gắng xác định nguồn gốc của những hành vi sai trái của bé. Ví dụ như tại sao bé không chịu mang giày hoặc tại sao bé lại nổi cơn thịnh nộ. Và sau đó điều chỉnh cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 một cách phù hợp.

Trong nghệ thuật nuôi dạy con cái, chúng ta không chỉ xử phạt bé khi có hành vi sai trái. Thay vào đó, cha mẹ nên hỏi “tại sao” một đứa trẻ lại đang cư xử không đúng mực. Khi chúng ta hiểu được gốc rễ của hành vi sai trái của trẻ, chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của chúng, yêu thương và thiết lập những hành vi tốt về lâu dài.

4. Thể hiện cho con rằng bạn quan tâm đến chúng, từ những hành động nhỏ

Nếu con yêu 3 tuổi của bạn lén rút điện thoại di động ra khỏi tay bạn, đập bàn phím trong khi bạn làm việc hoặc đá đống đồ dơ của gia đình, thì phần bí quyết này là dành cho bạn.

Tôi biết rằng đứa con 3 tuổi của bạn luôn muốn sự chú ý của bạn mọi lúc, nhưng điều đó là không thể nếu bạn đang cố gắng làm nhiều việc. Vì vậy, ngay khi bạn nhận ra con yêu đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn, hãy ngừng lại và dành thời gian một chút cho bé. Hãy nhìn thẳng vào mắt con yêu, hỏi bé một số câu hỏi và lắng nghe câu trả lời.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự quan tâm, và hãy nhớ tạm ngưng sử dụng điện thoại của bạn. Trong khi bạn lắng nghe câu trả lời của bé, hãy nghĩ về cách bạn sẽ hướng bé làm những việc khác.

5. Hướng bé theo ý mình với sự sáng tạo

Cố gắng hướng bé theo ý mình với một giọng nói yêu thương. Hãy tự hỏi: “Tại sao con tôi lại làm sai? Bé thực sự đang cần gì?”. Những hành vi hung hăng thường nên được xử lý theo hướng hoạt động thể chất.

Ví dụ, nếu bé giật đồ chơi hoặc la hét, chúng nên được khuyến khích ra ngoài và chạy xe đạp một lúc. Nếu một đứa trẻ nằm trên sàn nhà và rên rỉ, chúng có thể cần một chút chú ý từ người lớn và một vài hoạt động tĩnh lặng như đọc cho bé nghe một cuốn sách.

xu-ly-khung-hoang-tre-len-3

6. Hãy ôm trẻ nhiều lần mỗi ngày

Hầu hết trẻ 3 tuổi cần rất nhiều cái ôm trong ngày, ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng. Hãy sẵn sàng tạm ngừng công việc của bạn một chút và dành cho bé một chiếc ôm, nhiều lần trong ngày. Và đừng quên kèm theo câu nói: “Mẹ thương con”, đặc biệt là khi đứa con 3 tuổi của bạn đang cư xử không đúng mực.

xu-ly-khung-hoang-tre-len-3

7. Dự đoán những hành vi sai trái bé hay làm

Trẻ em, giống như người lớn, luôn có các hành vi sai trái. Bé sẽ thực hiện những điều sai trái lặp đi lặp lại. Bạn có chiến đấu với con khi mặc quần áo mỗi sáng cho bé, hay vật lộn để bé chịu ngồi lên xe? Biết các hành vi không tốt được thực hiện nhiều lần, can thiệp sớm và khuyến khích con bạn đưa ra sự lựa chọn tốt hơn.

Tôi đã từng có một đứa trẻ 3 tuổi luôn từ chối ngồi vào ghế ô tô của mình, bởi vì bé biết rằng cả gia đình sẽ chiều theo ý bé. Chiếc xe sẽ không di chuyển cho đến khi cô ấy bé ngồi vào vị trí. Con bé càng bướng, thì những đứa trẻ khác càng tức giận hơn, và điều này khiến con bé cảm thấy quyền lực.

Vì vậy, một ngày nọ, trên đường đến xe, tôi nói: “Nếu cả nhà đều nói: “Cả nhà yêu con” ba lần, thì con có chịu ngồi vào ghế không? “. Và con bé trả lời: “Ok, nhưng mẹ phải nói điều đó năm lần.” Chúng tôi đã thực hiện và mọi người ai cũng vui. Bằng cách cho cho bé kiểm soát một vấn đề nhỏ, tôi đã kiểm soát được toàn bộ tình huống.

8. Đặt kỳ vọng rõ ràng

Viết một danh sách các quy tắc gia đình. Đối với trẻ 3 tuổi, hãy lập danh sách ngắn gọn và đơn giản.

Ví dụ: 1) Luôn nói chuyện ngọt ngào; 2) Hãy vâng lời mẹ và bố và 3) Đừng làm tổn thương người khác.

Thảo luận về các quy tắc hàng ngày, và khen ngợi thành công của bé vào bữa tối hoặc giờ đi ngủ. Cách này vừa xử lý khủng hoảng tuổi lên 3, vừa giúp xây dựng giao tiếp tốt trong gia đình.

9. Dạy bé vâng lời

Trẻ em không được sinh ra để vâng lời. Các bậc cha mẹ và người lớn phải dạy chúng. Trẻ 3 tuổi theo quán tính sẽ luôn muốn làm chủ tình huống và sẽ không chịu vâng lời. Bí quyết là dạy cho trẻ em biết rằng nếu trẻ vâng lời thì sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi.

Để rèn luyện sự vâng lời, hãy chơi trò “Simon Says”, ngoại trừ thay đổi nó thành “Mommy” hoặc “Daddy Says”. Bắt đầu với những thứ điển hình như vỗ đầu và vỗ tay, sau đó chuyển sang cất đồ chơi đi.

Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

10. Khen ngợi nỗ lực của trẻ, không kết quả

Cố gắng khen ngợi bé thường xuyên hơn chỉnh sửa, nhưng hãy khen ngợi đúng cách. Khen ngợi nỗ lực của bé, không phải kết quả. Quá nhiều lời khen ngợi thực sự có thể có tác động ngược đến thành tích của trẻ em, nó có thể khiến trẻ trở nên tự cao và khiến bé sợ thất bại. Tạp chí New York Times đã có một bản tóm tắt tuyệt vời về hiệu ứng nghịch lý này.

11. Lập biểu đồ hành vi với những stickers

Dán stickers cho những hành vi không tốt sẽ rất hữu dụng khi con bạn lên 3. Hãy tận dụng và tận hưởng nó. Dán stickers trên biểu đồ để bắt đầu theo dõi những hành động mỗi ngày của con yêu 3 tuổi của bạn như nằm yên trên giường, giữ đồ lót khô ráo cả ngày, v.v.

12. Hãy nhất quán

Kiên định không có nghĩa là trừng phạt hay la hét gay gắt, nó có nghĩa là luôn giải quyết các hành vi vấn đề tương tự theo cách giống nhau. Nếu bạn để giày của mình trên sàn lung tung vào Thứ Hai, bạn không thể đòi hỏi con phải sắp giày gọn gàng vào Thứ Ba. Điều đó không có nghĩa là đứa trẻ 3 tuổi của bạn cần một đòn roi bằng lời nói.

13. Đồng hành cũng những người chăm trẻ khác của bé

Các hình thức thưởng ở lớp học mầm non của bé như thế nào? Còn ở nhà của bà nội/hay ngoại của trẻ thì sao? Các quy tắc ở trường và nhà cần phải được đồng nhất và giống nhau nhất có thể.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

14. Khi vẫn thất bại, hãy ngừng lại và nghỉ ngơi

Đừng tỏ ra tức giận, chỉ cần yêu cầu đứa con nhỏ bé của bạn đi ra ngoài và khiến bé phải nghe theo nếu không chịu nghe lời. Hãy dành một chút thời gian và nói với con bạn rằng bé sẽ phải ở lại cho đến khi ngừng khóc và không la hét.

Nếu con bạn đá và la hét khi bạn bế, chỉ cần nhẹ nhàng nói với con rằng bạn yêu bé. Con bạn đang 3 tuổi và chắc chắn rằng một đứa trẻ 3 tuổi thì không bao giờ hợp lý.

Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

15. Chăm sóc bản thân

Hãy yêu cầu giúp đỡ khi cần. Trò chuyện với con hay người thân qua các tình huống cụ thể. Đừng quên nghỉ ngơi. Và hãy nhớ rằng tuổi lên 4 cũng sắp đến. Hãy hy vọng bạn sẽ có được “niềm hy vọng tuổi lên 4.”

Xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 lả cả một nghệ thuật và rất cần sự kiên nhẫn từ những người làm cha, làm mẹ. Hãy dựa vào những bí kíp trên để “đối phó” với bé. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm và chăm yêu của cha mẹ dành cho trẻ.

Xem thêm:

  • Thực đơn cho trẻ 3 tuổi giúp con cao lớn, thông minh
  • Cách nuôi dạy trẻ 3 tuổi – Làm sao cho trẻ lên ba tiếp thu vượt trội?
  • Menu ăn ngon chóng lớn cho bé từ 3 -5 tuổi

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Mách mẹ 15 bí quyết xử lý khủng hoảng tuổi lên 3
Chia sẻ:
  • Bé 3 tuổi ăn vạ - 4 cách này sẽ giúp cha mẹ hết đau đầu vì các cơn gào khóc của con

    Bé 3 tuổi ăn vạ - 4 cách này sẽ giúp cha mẹ hết đau đầu vì các cơn gào khóc của con

  • Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 bằng những “chiêu” đơn giản mà hiệu quả sau đây

    Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 bằng những “chiêu” đơn giản mà hiệu quả sau đây

app info
get app banner
  • Bé 3 tuổi ăn vạ - 4 cách này sẽ giúp cha mẹ hết đau đầu vì các cơn gào khóc của con

    Bé 3 tuổi ăn vạ - 4 cách này sẽ giúp cha mẹ hết đau đầu vì các cơn gào khóc của con

  • Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 bằng những “chiêu” đơn giản mà hiệu quả sau đây

    Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 bằng những “chiêu” đơn giản mà hiệu quả sau đây

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn