Xử lý con nói dối – bố mẹ cần ứng xử như thế nào? Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội mắng chửi con ngay. Thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh sau khi phát hiện con mình nói dối đã cố gắng gặng hỏi con để tự con nói ra sự thật. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công là rất thấp mà còn gây ra những tác dụng phản ngược.
Nhiều bé nói dối nhưng lại không có nhận thực về việc làm này của mình. Với độ tuổi còn rất nhỏ, trẻ thường tưởng tượng xây dựng cho mình một thế giới riêng. Trong thế giới đó, bé là công chúa, nàng tiên hoặc phi hành gia. Nhiều khi con thốt ra một câu nói dối rất tự nhiên vì lúc đó con đang ở trong thế giới tưởng tượng của mình.
Trẻ con rất rất nhạy cảm và giỏi bắt chước. Khi con nghe những người xung quanh nói dối, con sẽ nhanh chóng học theo. Bị cha mẹ hỏi về tội lỗi gây ra, con không biết phải trả lời như thế nào nên nghĩ ngay ra cái gì đó. Việc này để che lấp những lỗi lầm của mình. Hành động này được xem là bản năng tự vệ.
Cha mẹ nên giữ tâm lý bình tĩnh khi xử lý con nói dối
Cha mẹ nào cũng cảm thấy đau lòng và tổn thương khi biết con mình “nói dối”. Nhưng cha mẹ ơi, điều này không có nghĩa là mình đã nuôi con sai cách đâu. Những lúc như thế này, các bậc phụ huynh còn không nên tỏ thái độ giận dữ, gặng hỏi con em mình.
Cha mẹ cần biết rằng, đa số trẻ em đều ít nhất một lần nói dối. Nghiên cứu của Weissbourd chỉ ra rằng, đến 95% trẻ em nói dối tại một thời điểm nào đó. Trong nghiên cứu của Kang Lee, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto, Mỹ cho thấy nói dối là một cột mốc quan trọng về nhận thức của trẻ. Khi đạt đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ tự dưng biết nói dối. Đó là sự phát triển tâm lý bình thường. “Do đó, cha mẹ không có gì phải quá lo lắng về việc này”, Weissbourd chia sẻ.
Cha mẹ tuyệt đối phải giữ tâm lý bình tĩnh, kiên nhẫn trước những hành xử không đúng của con trẻ.
Xử lý con nói dối
Cần có sư lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói dối
Với tình yêu thương dạt dào, cha mẹ luôn giành cho con những gì tốt đẹp nhất. Vì thế khi trẻ nói dối, đi ngược lại những kì vọng cha mẹ thường sẽ rất giận dữ và đưa ra những quyết định để “phạt” con. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này, quý phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do vì sao con nói dối. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp bố mẹ hiểu con cái của mình đang gặp phải vấn đề gì từ đó tìm cách giải quyết.
Bố mẹ cũng cần hiểu rằng ranh giới giữa sự thật và sự ảo tưởng là điều rất mơ hồ đối với trẻ. Đôi khi trẻ thực sự không biết đó là lời nói dối. Khi trẻ nói “con nhìn thấy một con rắn dưới gầm giường” thì nghĩa là trẻ đang nói điều trẻ tưởng tượng chứ không phải là trẻ nói dối.
Cần lắng nghe và thấu hiểu khi xử lý trẻ nói dối
Khuyến khích sự trung thực khi xử lý con nói dối
Bằng cách nào đó, cha mẹ hãy nói chuyện với con về tính trung thực. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rõ vì sao cúng ta cần trung thực và trung thực có giá trị như thế nào. Đồng thời chỉ ra cho trẻ nói dối có tác hại đến nhường nào.
Nhiều trẻ nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa của sự trung thực, cũng như tác hại của việc nói dối. Cha mẹ hoàn toàn có thể lấy những câu chuyện ngụ ngôn hoặc cổ tích để làm ví dụ. Điển hình như câu chuyện “Cậu bé chăn cừu, Tích chu,…” làm minh họa.
Đôi khi nói ra sự thật là việc rất khó khăn, nhưng nói thật vẫn tốt hơn là nói dối. Một mối quan hệ được xây dựng trên sự trung thực bao giờ cũng bền vững. Do đó, dù là cha mẹ hay bất kỳ ai cũng đừng bao giờ nói dối trẻ vì bất cứ lý do gì”.
Đôi lúc nói ra sự thật rất khó khăn, nhưng dù sao cũng tốt hơn nói dối. Một mối quan hệ được xây dựng trên sự trung thực bao giờ cũng bền vững. Đồng thời trẻ cũng học và ghi nhớ rất lâu. Ví thế, bố mẹ không nên nói dối với con dù bất kì lý do gì.
Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra sự thật thay vì phán xét con nói dối.
Xử lý con nói dối – cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh
Hãy tán dương và tán thưởng sự trung thực của trẻ
Nếu trẻ liên tực chối một việc mà cha mẹ chắn chắn do con làm. Ví dụ như con làm đổ nước lên sàn nhà. Việc bố mẹ nên làm lúc này là hãy nhưng việc tra hỏi. Thay vào đó, cha mẹ nên hành xử như sau: “Không biết ai làm đổ nước tung tóe vậy ta? Mẹ muốn con phụ mẹ lau sạch chỗ nước này được không?”. Việc này kích thích trẻ, giúp trẻ dễ dàng nói ra sự thật. Khi trẻ “tự thú” thì cha mẹ nên công nhận cho sự thành thật này.
Bố mẹ cũng có thể khen thưởng sự thành thực, đồng thời dạy trẻ hiểu việc làm này được khuyến khích và công nhận. Đôi khi thú nhận một sự thật cần rất nhiều can đảm, và cha mẹ cần làm gì đó để tôn vinh lòng dũng cảm đó của trẻ.
Cha mẹ tuyệt đối không áp dụng biện pháp bạo lực khi con nói dối. Cha mẹ có thể phạt trong trường hợp điều đó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Các hình phạt không giúp trẻ nhận ra tác hại của nói dối, thậm chí nó còn có thể gây nên những chấn thương tâm lý khiến trẻ nổi loại và bướng bỉnh. Bậc phụ huynh lưu ý, hãy biến việc trẻ nói dối thành cơ hội để trẻ có thể học tập.
Hãy tán dương và tán thưởng sự trung thực của trẻ
Cha mẹ là tấm gương cho trẻ noi theo
Trẻ em học hỏi mọi thứ rất nhanh. Bé học bằng cách quan sát những hành động, lời nói của người lớn, những người mà trẻ tôn trọng. Vì vậy trong quá trình con lớn lên, cha mẹ cần thận trọng với lời nói và hành vi của mình. Hãy luôn trung thực và thành thật với trẻ. Trừ những trường hợp bất đắc dĩ. Cha mẹ cần ngừng ngay việc “hứa lèo” dắt trẻ đi chơi để dụ trẻ ăn hay đi ngủ.
Ví dụ: Khi đưa trẻ đi chích, bố mẹ thường nói: “Chích không đau đâu!” Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế của trẻ hoàn toàn khác, trẻ rất đau và sợ việc tiêm ngừa. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ ngờ vực lời nói của cha mẹ. Trong trường hợp này bố mẹ nên nói với trẻ là: “Chích xíu, đau như kiến cắn à. Không sao đâu, con đừng lo. Có bố/mẹ bên cạnh đây mà!” Việc này giúp trẻ định lượng được cơn đau, và bình tĩnh hơn trong tình huống này.
Khi xử lý con nói dối, bố mẹ hãy để trẻ biết rằng những lời nói của cha mẹ vô cùng đáng tin cậy. Cha mẹ luôn mong muốn trẻ cũng đáng tin như thế.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!