U nang buồng trứng khi mang thai là hiện tượng rất thường xảy ra đối với các mẹ bầu. Đây là một trong những chứng bệnh có thể khiến các mẹ bầu dễ nảy sinh lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các nang buồng trứng phần lớn là vô hại.
U nang buồng trứng là gì?
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng khi mang thai, các triệu chứng mẹ bầu có thể theo dõi để phát hiện là gì?
Không ít phụ nữ phát hiện ra mình bị u nang buồng trứng khi đi khám thai. Đây là đều hết sức bình thường. Quan trọng nhất, các mẹ cần dành thời gian tìm hiểu và nhận tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Thai phụ cũng cần thăm khám thường xuyên để được hướng dẫn phòng ngừa và điều trị đúng cách.
U nang buồng trứng là một khối chứa chất rắn hoặc chất lỏng như dịch có dạng như bã đậu. Nó hình thành và phát triển bất thường bên trong hoặc bên trên buồng trứng. Khối u này là sự tích dụ dịch tạo thành một khối nang. U nang cũng có thể hình thành từ các mô mới khác thường từ buồng trứng hoặc các cơ quan khác. U nang buồng trứng thường không có các triệu chứng rõ ràng nào ở giai đoạn đầu khi chưa có biến chứng. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi rất dễ mắc u nang buồng trứng. Với kích thước nhỏ dưới 5cm, u nang buồng trứng có thể xuất hiện trước và trong thời gian mang thai.
Triệu chứng thường gặp khi mắc phải u nang buồng trứng lúc mang thai
Trước biến chứng:
Khi biến chứng xảy ra. mẹ bầu thấy mệt mỏi và:
- Các cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, có thể gây sốt hoặc nhiễm độc khi u bị xoắn, vỡ
- Giảm cân nhanh, gầy yếu, u hoá ác tính có thể làm cho bụng to nhanh
- Muốn nôn mửa giống thư thai nghén, đau ngực, cảm giác buồn nôn
- Chậm tiêu, kém ăn, đầy hơi
- Âm đạo bị chảy máu
- Mất máu dẫn đến chóng mặt, choáng váng
U nang buồng trứng trong lúc mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Tuỳ loại và kích cỡ của u ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng. Thực tế, vì tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh, nhất là trong ba tháng giữa nên các u dù có chiều hướng gia tăng kích thước trong giai đoạn này vẫn có thể gây tác động đến thai. Sinh non, nhau tiền đạo và gây sảy thai là ba ảnh hưởng phổ biến của u nang buồng trứng lên thai nhi trong thời gian thai kỳ.
Ngoài ra, u nang buồng trứng vẫn có thể bị thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp, gây ra biến chứng ở cả ba giai đoạn mang thai và sau khi sinh xong. Ổ bụng rỗng, thành bụng có khả năng bị mềm nhão dẫn đến biến chứng xoắn u trong những ngày đầu sau sinh.
Một số biến chứng nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây nguy hiểm gồm:
- U bị vỡ
- Bị chèn ép khi mang thai
- Xoắn cuống
- U hoá ác tính
Mặc dù u nang có thể lành tính ở giai đoạn đầu nhưng nếu không được phát hiện có thể dẫn đến u hoá ác tính. Tỷ lệ u hoá ác tính khác nhau tuỳ vào từng loại u và u vẫn có thể hoá thành ung thư buồng trứng, gây nguy hiểm cho bé và mẹ. Các bà mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này và thăm khám bác sĩ thường xuyên. Các bạn đang có dự định có em bé thì nên đi kiểm tra trước khi mang thai để có thể điều trị sớm trước khi mang bầu..
Điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng dành cho mẹ bầu
Điều trị
U nang hoàng thể có thể tự biến mất trong tam cá nguyệt thứ hai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn u nang buồng trứng khi mang thai không có ảnh hưởng xấu. U nang buồng trứng cũng sẽ không gây nguy hiểm đặc biệt đến thai kỳ.
Mặc dù vậy, phụ nữ bị u nang buồng trứng khi mang thai cần được theo dõi y tế chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Thai phụ cần được xác định tình trạng khối u là lành tính hay ác tính. Bác sĩ cũng cần đo lường kích cỡ khối u thông qua các xét nghiệm chuyên khoa. Từ đó, thai phụ sẽ được chỉ định cách điều trị khác nhau ở từng giai đoạn. Đặc biệt, sản phụ cần được can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật ngay nếu phát hiện khối u ác tính. Việc phẫu thuật này nhằm bảo đảm an toàn cho sức khoẻ bà mẹ lẫn thai nhi.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai, các mẹ bầu cần có một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Bên cạnh việc khám thai đầy đủ chi tiết trước và trong ba giai đoạn của thai kỳ. Theo các chuyên gia, u nang dễ được phát hiện nhất trong ba tháng đầu tiên. Việc siêu âm quan sát buồng trứng thường xuyên, sẽ giúp phát hiện tình trạng bất thường của u nang. Đồng thời, bác sĩ có thể phát hiện sự thay đổi về kích thước để có những chỉ định chuyên khoa cần thiết. Thông qua đó, hạn chế sự phát triển của u, giảm thiểu rủi ro bất lợi có thể mang đến cho bào thai và quá trình chuyển dạ về sau.
U nang buồng trứng khi mang thai có thể được xem là một thách thức đối với mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ. Khi u nang có chiều hướng tăng kích thước có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Quan trọng nhất là bà mẹ cần được theo dõi, thực hiện các siêu âm đánh giá u thường xuyên. Bác sĩ cũng cần chọn thời điểm can thiệp phù hợp nhằm mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!