Người bị suy giảm buồng trứng muốn có con là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hiện này không có phương pháp điều trị y tế nào được chứng minh giúp cải thiện khả năng mang thai tự nhiên của người mác bệnh này. Bạn sẽ cần đến những biện pháp can thiệp y tế.
Suy giảm buồng trứng là gì?
Suy giảm buồng trứng là sự ngừng hoạt động của hai buồng trứng ở phụ nữ dưới 45 tuổi. Bệnh khiến cho người phụ nữ bị giảm khả năng sinh sản, rất khó mang thai.
Một số nguyên nhân suy giảm buồng trứng bao gồm:
- Điều kiện di truyền, chẳng hạn như hội chứng Turner, hội chứng Fragile X hoặc galactosemia
- Các độc tố ảnh hưởng đến buồng trứng, chẳng hạn như từ xạ trị hoặc hóa trị
- Nhiễm trùng gây tổn thương buồng trứng, chẳng hạn như quai bị
- Phẫu thuật buồng trứng
- Bệnh tự miễn
- Các vấn đề với hormone điều hòa buồng trứng, chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng (FSH)
- Bệnh tuyến giáp
- Rối loạn ăn uống
Người bị suy giảm buồng trứng muốn có con nên làm gì?
Mang thai tự nhiên
Từ 5% đến 10% phụ nữ mắc bệnh suy giảm buồng trứng có thể có thai dù chưa điều trị sinh sản. Đôi khi họ mang thai sau nhiều năm được chẩn đoán mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể biết được vì sao có người vẫn có thể mang thai, nhưng người khác thì không. Họ cũng không thể dự đoán được người nào có thể mang thai.
Nhận con nuôi
Nhận con nuôi là cách rất tốt để bạn có con. Bạn sẽ cần tìm hiểu lợi ích, rủi ro và các quy định pháp lý trước khi quyết định.
Thụ tinh ống nghiệm với trứng của người hiến tặng
Đây là phương pháp lấy trứng ra khỏi buồng trứng của người phụ nữ khác, sau đó thụ tinh với trứng bằng tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Một trứng được thụ tinh gọi là phôi. Phôi sẽ được đặt vào tử cung người bị suy giảm buồng trứng sớm.
Trong thời gian thực hiện thụ tinh ống nghiệm, người hiến trứng sẽ được dùng hormone để chuẩn bị cho sự hiến tặng trứng. Còn người bệnh sẽ được dùng hormone để cơ thể sẵn sàng cho việc mang thai.
Đôi khi, nhiều phôi được đặt vào tử cung người phụ nữ để tăng khả năng mang thai. Nhiều trứng có thể được thụ tinh mà không chuyển giao vào tử cung.
Bạn có thể chọn đóng băng phôi, hay còn gọi là bảo quản lạnh. Những phôi này sẽ được sử dụng nếu bạn phải thực hiện thụ tinh lại.
Rủi ro của thụ tinh ống nghiệm với trứng của người hiến
Thụ tinh nhân tạo với trứng của người hiến cũng có những lợi ích và rủi ro. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mắc bệnh mang thai từ trứng được hiến có thể có nguy cơ sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai
Phụ nữ mắc bệnh khi mang thai cũng có thể bị huyết áp cao và chảy máu sau khi sinh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bàn bạc thật kĩ với gia đình trước khi quyết định thụ tinh ống nghiệm.
Ngoài ra, thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những trường hợp sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nên không được hưởng bảo hiểm y tế. Do đó bạn sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí thực hiện phương pháp này. Bạn có thể tham khảo chi phí thụ tinh ống nghiệm tại bài viết này.
Có liệu pháp y tế nào có thể điều trị vô sinh do suy giảm buồn trứng?
Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, là loại thử nghiệm đo lường tác động của điều trị chính xác nhất, đã chứng minh rằng một số liệu pháp y tế điều trị vô sinh do suy giảm buồng trứng không có hiệu quả. Những liệu pháp y tế này bao gồm:
- Các phương pháp điều trị dựa trên estrogen liều cao
- Corticosteroid
- Chất chủ vận hormone
- Chất đối kháng giải phóng gonadotropin
- Điều trị bằng một loại testosterone gọi là danazol
Các bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh các phương pháp điều trị sinh sản chưa được chứng minh là có hiệu quả. Nguyên nhân là vì chúng sẽ khiến giảm khả năng mang thai tự nhiên của bạn.
Trên đây là những cách hiệu quả cho người bị suy giảm buồng trứng muốn có con. Tùy theo tình hình kinh tế và mong muốn của gia đình, bạn có thể lựa chọn biện pháp phù hợp.
Dù bạn chọn phương pháp nào, mong rằng gia đình bạn sẽ sớm có thêm một thành viên bé nhỏ và đáng yêu.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!