Trĩ sau sinh có tự khỏi không là vấn đề được rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc. Theo các bác sĩ bệnh không thể tự khỏi nhưng bạn có thể kiểm soát hiệu quả nếu phát hiện và thăm khám điều trị sớm. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh qua bài viết sau đây nhé!
- Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ sau sinh
- Triệu chứng bệnh trĩ
- Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi không?
- Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà
Bệnh trĩ sau sinh – Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Bệnh được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại với các cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1 búi trĩ vẫn chưa sa ra ngoài, khi đại tiện thấy ra máu
- Cấp độ 2 búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại được
- Cấp độ 3 búi trĩ bị sa ra ngoài không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào
- Cấp độ 4 búi trĩ thường trực ở hậu môn và dễ bị nhiễm trùng
Bạn có thể chưa biết:
Chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ có thể tự khỏi được không?
Mẹ bỉm sữa sau sinh bị rụng tóc có sao không? Có cách nào khắc phục?
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại
Vì sao phụ nữ sau sinh thường bị bệnh trĩ?
Phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do những nguyên nhân sau đây:
Do táo bón trong quá trình mang thai
Chế độ ăn uống không hợp lý cùng với việc ngồi nhiều ít vận động khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị táo bón. Tình trạng này khi kéo dài lâu ngày sẽ dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Do áp lực từ trọng lượng của thai nhi
Kích thước thai nhi quá lớn dễ tạo áp lực lên vùng trực tràng ở hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép. Điều này làm máu khó lưu thông, các mạch máu giãn nở hình thành búi trĩ.
Do có tiền sử từng bị trĩ trước đó
Những người từng bị trĩ trước đó khi mang thai sẽ có xu hướng diễn biến nặng hơn, gây chảy máu, phù nề búi trĩ. Lúc có bầu, nồng độ progesterone của các mẹ tăng cao khiến các tĩnh mạch giãn ra và ứ máu. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh trĩ dễ tái phát.
Bị trĩ do rặn nhiều trong quá trình sinh nở
Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, các bà bầu thường phải rặn nhiều. Điều này dễ làm tăng áp lực cho khoang chậu. Khiến tụ máu sưng phù phần hậu môn làm búi trĩ sa ra ngoài.
Bị trĩ gây đau rát khó chịu khi đi đại tiện
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ bị bệnh trĩ qua một số dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu với tần suất tăng dần, đôi khi xuất hiện máu đông khi đi đại tiện
- Sa búi trĩ khi đi ngoài, gây khó chịu cho người bệnh khi di chuyển hoặc mang vác đồ nặng
- Ngứa và khó chịu vùng hậu môn
- Cảm giác đau, ngứa rát khi búi trĩ bị tắc mạch, nứt kẽ hậu môn
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Bệnh trĩ sau sinh không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên do tâm lý e ngại rất nhiều chị em cố gắng chịu đựng chứ không đến bệnh viện thăm khám. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng và phải phẫu thuật để cắt trĩ.
Với câu hỏi trĩ sau sinh có thể tự khỏi không theo các bác sĩ bệnh không thể tự khỏi nhưng bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Ngay khi có các dấu hiệu sớm mẹ nên đi thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá và đưa ra phương án điều trị.
Nếu bị trĩ ở mức độ nhẹ các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp để ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ. Với bệnh đang còn nhẹ, chưa gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thì bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh.
Đối với trường hợp trĩ nặng mẹ có thể được yêu cầu tiến hành cắt bỏ búi trĩ.
Bạn có thể chưa biết:
7 nguyên liệu tự nhiên giúp chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh
Nổi mụn nước sau sinh có đáng lo không?
Mẹ sau sinh nên làm gì khi phát hiện bị trĩ
Người bị bệnh trĩ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ
Ngoài việc thăm khám và thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ sau sinh có thể đẩy nhanh việc lành trĩ bằng một số cách sau:
- Rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh. Không sử dụng các loại giấy vệ sinh thường dễ làm xước niêm mạc hậu môn.
- Khi muốn đi đại tiện bạn nên đi ngay không được nhịn vì sợ đau. Điều này sẽ làm phân cứng hơn, bệnh trĩ càng nặng hơn.
- Thực hiện bài tập Kegel để làm săn chắc cơ vùng đáy chậu.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Phòng ngừa táo bón bằng cách bổ sung chất xơ từ các loại rau củ, ngũ cốc, hoa quả
- Bổ sung các loại thực phẩm chống thiếu máu như gan động vật, rau có màu xanh đậm, thịt đỏ…
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Trong rau diếp cá thành phần là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch. Tinh dầu diếp cá có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó hiệu quả trong việc chống viêm nhiễm. Kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh bằng rau diếp cá như sau:
Lấy 12 – 24g rau diếp cá, sắc với 1,2 lít nước để lấy 0,5 lít. Uống nước diếp cá như nước lọc hàng ngày. Mẹ sau sinh có thể kết hợp thêm với ăn tươi lá diếp cá sẽ giúp chữa bệnh càng nhanh. Bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ
Lấy 12 – 24g rau diếp cá, sắc với 1,2 lít nước để lấy 0,5 lít. Dùng nước này để xông búi trĩ ngoại, sau đó lấy nước để rửa búi trĩ.
Rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp trực tiếp lên búi trĩ ngoại đang bị sưng đau, lở ngứa.
Theo cotripro.vn
Qua bài viết hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi trĩ sau sinh có tự khỏi không. Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hằng ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Do đó bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn trên đồng thời thăm khám bác sĩ sớm để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!