Đây là một số nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt kéo dài liên tục ở trẻ em. Những bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày, có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ.
- Sốt do viêm họng – viêm Amidan cấp
- Đường hô hấp hoạt động bất thường. Các bệnh có thể kể đến như viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi. Trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp, trẻ bị sốt kèm theo tiểu buốt – tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng.
- Gan, mật bị nhiễm trùng
- Nhiễm khuẩn não
- Máu bị nhiễm trùng
Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ còn có thể bị sốt do tiêm phòng.
Đầu tiên hãy để trẻ nằm ở nơi thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh. Đo nhiệt độ của trẻ thường xuyên (ở nách hoặc trực tràng) cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần. Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C, hãy cho bé mặc quần áo mỏng, thông thoáng để bé dễ chịu hơn. Nên dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm ấm – lau người cho trẻ) và hạ sốt bằng những thuốc hạ sốt thông thường. Bố mẹ có thể tắm và chườm khăn thấm nước vắt khô cho bé. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C.
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng. Tuỳ vào độ tuổi và thể trạng mà cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Bố mẹ lưu ý, cần tham khảo ý kiến y bác sỹ trước khi dùng thuốc. Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng dạng thuốc đặt hậu môn.
Ngoài ra để hạ sốt cho bé, miếng dán hạ sốt cũng là một phương pháp hiệu quả trong trường hợp cấp bách.
Dùng thuốc hạ sốt
Trẻ sốt cao không hạ cần được đưa đến bệnh viện
- Trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt kéo dài liên tục mà dùng thuốc không hạ sốt.
- Sốt quá cao trên 4o ̊C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay).
- Có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.
- Sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như li bì, nôn, không ăn uống, không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhầy máu, trẻ sốt kéo dài, trẻ sơ sinh ≤ 2 tháng tuổi.
- Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu trẻ có biểu hiện dị ứng, không dùng thuốc với trẻ em có tiền sử bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia đình. Khi đó, trẻ sốt kéo dài, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tiêm vắc-xin cho trẻ là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng tránh bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Một số lưu ý khi chăm sóc bé sốt cao không hạ
Chăm sóc trẻ bị sốt cao không hạ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tráng không sử dụng các loại thuốc hạ sốt nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp cấp bách hãy dùng miếng dán hạ sốt hoặc xin tư vấn từ người có chuyên môn y học như dược sỹ.
- Không sử dụng những bài thuốc dân gian giúp hạ sốt nếu chưa được kiểm chứng.
Bạn có thể chưa biết:
Nên làm gì khi trẻ bị sốt cao? – Hạ sốt đúng cách
Trẻ sơ sinh bị sốt – Mẹ hãy áp dụng ngay những cách hạ sốt đơn giản tại nhà
- Hạn chế để trẻ nô đùa quá nhiều khiến cho trẻ bị mệt mỏi và sốt cao hơn.
- Để trẻ chơi tránh xa những vật sắc nhọn, cứng.
- Không mặc quần áo quá ấm hoặc quá dày cho trẻ khi đang bị sốt cao. Vì trẻ sốt sẽ ra nhiều mồ hôi bị lạnh, có thể khiến cho bệnh viêm phổi nặng thêm.
- Không nên tắm gội liên tục cho trẻ khi trẻ đang bị ốm. Phụ huynh nên lau người cho bé bằng nước ấm và không ngâm trẻ quá 5 phút dưới nước. Tắm xong hãy lau người thật khô cho trẻ.
- Cho trẻ uống đầy đủ nước để cơ thể bài tiết nhanh hơn.
- Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ mạnh chống lại bệnh tật.
Cần lưu ý gì khi hạ sốt cho bé
Tổng kết
Khi trẻ sốt cao không hạ liên tục trong 3 ngày hoặc trên 4o ̊C, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và cứu chữa kịp thời. Trẻ sốt cao không hạ có thể sẽ bị động kinh hoặc lên cơn co giật, cha mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan khi trẻ đang bị như vậy.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!