Không phải lúc nào trẻ bị sốt cũng nên uống thuốc. Tham khảo bài viết này để biết trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc được ba mẹ nhé!
Nguyên nhân trẻ bị sốt
Sốt là phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch cơ thể chống lại những điều kiện và tác nhân khác nhau. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Cảm cúm, cảm lạnh
- Tiêu chảy
- Nhiễm khuẩn các bộ phận tai, mũi, họng
- Viêm phế quản, nhiễm lao
- Nhiễm trùng da
- Viêm ruột
- Nhiễm trùng tiểu
- Trúng nắng, trúng nóng
- Sau khi chích ngừa một số loại vắc-xin
- Sử dụng kháng sinh kéo dài và liên tục
- Trẻ mọc răng
Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh bao nhiêu thì được xem là sốt?
Thân nhiệt trẻ khỏe mạnh bình thường dao động trong khoảng từ 36,8 – 37,3 độ C. Buổi chiều thì nhiệt độ bé thường cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ. Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu độ thì sốt? Câu trả lời là nhiệt độ bé vượt qua 37,4 độ C có thể được cho là sốt. Bé sốt cao là khi thân nhiệt từ 39-40 độ C, trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật.
Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ bằng cách nào?
Nếu ba mẹ thấy bé có các biểu hiện như thức dậy nửa đêm, nhăn nhó, mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi,… thì nên dùng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt của trẻ ngay. Trên thực tế, đo nhiệt độ ở hậu môn hoặc ở tai là chính xác nhất, nhưng đo ở những vị trí này khá phức tạp nên nhiều ba mẹ vẫn chọn cách đo ở nách cho đơn giản. Dưới đây là những nhiệt độ được xem là sốt ở các vị trí khác nhau trên cơ thể bé:
- 100,4oF (38,1°C) ở trực tràng (hậu môn)
- 99,5oF (37,6°C) ở miệng
- 99oF (37,3°C) ở vị trí nách
- 100,4oF (38°C) ở tai
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Sốt thường không kéo dài quá 2 ngày. Nếu ba mẹ tìm hiểu kỹ nguyên nhân và biết cách hạ sốt cho bé thì hiện tượng này không có gì là quá nguy hiểm. Uống thuốc không phải là cách tốt nhất và không phải lúc nào trẻ sốt ba mẹ cũng cho bé uống thuốc vì dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vậy trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Câu trả lời là ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ, ba mẹ chỉ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ như:
- Dùng khăn ấm lau trán, nách, cổ, bẹn cho bé mỗi 15 phút/lần cho tới khi trẻ hết sốt
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ
- Tăng số lần cho trẻ bú
- Trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước Oresol bù điện giải.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, ba mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt kết hợp với các biện pháp trên. Trường hợp sốt nặng trên 39 độ C, ba mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt rồi đưa trẻ tới viện để được xử lý kịp thời.
Các loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em
Sau khi đã tìm hiểu trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt được, mời ba mẹ cùng tìm hiểu về các loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ em ngay sau đây.
Thuốc hạ sốt phổ biến hay được sử dụng nhất là Paracetamol ( hay còn gọi là Acetaminophen), thuốc này có tác dụng hạ sốt và chống viêm nhẹ. Đây là loại thuốc an toàn, tác dụng nhanh, có thể dùng cho nhiều đối tượng kể cả trẻ sơ sinh, ít gây tác dụng phụ và rất dễ sử dụng.
Có nhiều dạng chế phẩm thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ sơ sinh với nhiều hương vị dễ uống như dạng gói bột hay dạng siro,… Ba mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc với hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg tùy theo cân nặng của từng trẻ.
Ngoài ra còn có thuốc hạ sốt Ibuprofen, tuy nhiên loại này không được khuyên dùng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt
- Nhiều ba mẹ cho rằng con sốt thì không nên tắm vì sợ con bị nhiễm nước lạnh. Tuy nhiên, cho bé tắm nhanh với nước ấm hoặc lau người bằng nước ấm sẽ giúp bé hạ nhiệt hiệu quả.
- Tuyệt đối không dùng đồng thời hai loại thuốc hạ sốt là Paracetamol và Ibuprofen cho trẻ vì sẽ gây nguy hiểm, tăng tác dụng phụ.
- Khi trẻ sốt, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống nhiều sữa, nếu trẻ đã ăn dặm thì cho bé ăn các thức ăn loãng như cháo, canh,…
- Nếu trẻ xuất hiện co giật, ba mẹ dùng một khăn mềm cho vào miệng trẻ để đề phòng trẻ cắn vào lưỡi.
Khi nào nên cho trẻ đi bác sĩ?
- Sốt cao trên 40 độ C kèm theo hiện tượng co giật, phát ban trên người
- Mất nước nặng nề khiến da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt
- Nôn nhiều
- Cứng cổ bất thường
- Đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thể kiểm soát thân nhiệt trẻ
- Trẻ lơ mơ, li bì, khó đánh thức hay quấy khóc nhiều
- Trẻ khó thở và vẫn không cải thiện sau khi đã được làm sạch mũi
- Không thể nuốt thức ăn hoặc không bú được, thậm chí không thể uống nước
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt. Hy vọng ba mẹ sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con khi bé bị sốt nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!