Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày liệu có đáng lo?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày không đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường. Mặc dù trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, các em bé dành phần lớn thời gian cho việc ngủ nhưng không phải giấc ngủ nào cũng thực sự an toàn.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
  • Em bé sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày có đáng lo?
  • Khi nào trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày là dấu hiệu của bệnh lý
  • Cùng mẹ tập bé sơ sinh ngủ ngoan

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Theo các bác sĩ, trong 24 giờ mỗi ngày, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi vệ sinh mà thôi. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ bởi 1 phần do chưa quen với ánh sáng bên ngoài và 1 phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ. 1 giấc ngủ sâu và ngon sẽ đem lại cho em bé của bạn những lợi ích quan trong sau:

  • Ngủ là lúc não bộ phát triển. Giấc ngủ tham gia vào quá trình lớn lên của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời, liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ.
  • Đối với giấc ngủ của trẻ việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu và ngon giấc, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.
  • Những trẻ sơ sinh được ngủ nhiều sẽ cảm thấy thoải mái hơn về tinh thần do cơ thể được thư giãn. Những giấc ngủ ngon có thể giúp bé trở nên năng động, vui vẻ và thích tương tác với mọi thứ xung quanh.
  • Giấc ngủ đủ và sâu sẽ mang đến cho con một cơ thể khỏe mạnh cùng 1 sức đề kháng tốt, kèm theo đó bé cũng hình thành được thói quen ngủ ngoan.

Khám phá thêm:

Em bé sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày có đáng lo?

Trong 2 năm đầu đời, trẻ dành đến 40% thời gian cho việc ngủ. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có 1 chu kỳ sinh học không giống nhau nên thói quen về giấc ngủ cũng khác nhau. Vậy 1 em bé sơ sinh ngủ bao nhiêu giờ là đủ?

  • Hầu hết trẻ ngủ thành nhiều giấc ngắn chứ không phải là 1 giấc dài trong ngày. Mỗi giấc có thể kéo dài 2 – 3 giờ, sau đó bé dậy bú và lại ngủ tiếp.
  • Từ 0 – 1 tháng tuổi, 1 em bé thường ngủ từ 18 – 20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng thường thì trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm.
  • Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé cần ngủ khoảng 15,5 – 17 giờ mỗi ngày trong đó có khoảng 8,5 – 10 giờ vào ban đêm và 6 -7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3 – 4 giấc ngắn. Đến tháng thứ 3 bé cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ cho giấc ban ngày.
  • Trẻ lớn lên trong khi ngủ nên con cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm não bộ tiết ra hormone tăng trưởng, giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu nhất.

Như vậy, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo và không có biểu hiện gì bất thường thì không có gì đáng lo ngại cả. Khi trẻ cảm thấy đói, con sẽ tự thức dậy và đòi ăn. Vì vậy, mẹ hãy cứ yên tâm là kể cả những trẻ ngủ nhiều vào ban ngày hay ngủ xuyên đêm đến sáng sớm thì con vẫn tăng cân đều đặn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày là dấu hiệu của bệnh lý?

Thực tế là có trẻ sơ sinh ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm và ngược lại có trẻ lại bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên gắt ngủ, quấy khóc. Ngoài những bất thường dễ nhận biết, đối với những chị em lần đầu làm mẹ, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên thường khó phân biệt giữa giấc ngủ theo cơ chế sinh học bình thường và giấc ngủ li bì khó đánh thức. Trong nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày hay ban đêm, ngủ mê mệt và thời gian ngủ kéo dài hơn 5 – 6 giờ chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe mà cha mẹ cần lưu ý.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều do bị sốt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, làm cơ thể mệt mỏi và giấc ngủ của con thường kèm thêm những sự thay đổi của cơ thể:

  • Trẻ thường ngủ lịm đi trong nhiều giờ nhưng ngủ không ngon giấc, thỉnh thoảng giật mình quấy khóc.
  • Hai má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt lờ đờ, trán nóng, bàn tay, bàn chân lạnh.
  • Thân nhiệt tại nách hoặc hậu môn của trẻ cao trên 37,6 độ C tức là bé đang bị sốt. Tùy theo từng mức độ từ sốt nhẹ đến sốt rất cao mà mẹ cần tiến hành các biện pháp giảm sốt tại nhà hoặc đưa trẻ vào viện nếu không có dấu hiệu cải thiện.

Mất nước sẽ khiến bé ngủ li bì

Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày hoặc 1 thời điểm khác mà quan sát thấy bé xuất hiện những dấu hiệu sau thì rất có thể bé đang rơi vào tình trạng bị mất nước.

  • Mắt trẻ bị trũng sâu hơn so với lúc bình thường. Trường hợp mất nước nặng thì bàn chân, bàn tay lạnh hơn bình thường.
  • Trẻ có khó chịu, quấy khóc nhưng không có nước mắt.
  • Môi khô, trẻ mệt mỏi, lờ đờ, khó đánh thức hoặc tỉnh giấc những không linh hoạt.
  • Da đàn hồi kém, trẻ tiểu ít, số lần thay tã ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi.

Trẻ sơ sinh có thể mất nước do nhiều vấn đề bệnh lý nên trong trường hợp này mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời để có phương án can thiệp hiệu quả.

Nhiễm trùng, viêm màng não là nguyên nhân trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời còn là một cơ thể rất non nớt và dễ bị tổn thương. Các bác sĩ đã ghi nhận không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng ở các cơ quan như đường hô hấp, hệ tiêu hóa, mắt, mũi, miệng và khi tình trạng chuyển biến nặng có thể làm trẻ sơ sinh ngủ ngày nhiều, ngủ li bì, khó đánh thức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, cùng chung tình trạng trẻ ngủ nhiều, ngủ mê mệt nhưng các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức về căn bệnh viêm màng não vì có đến 50 – 90% trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh:

  • Trẻ ngủ li bì, có thể rơi vào hôn mê, đau đầu, co giật kèm nôn
  • Chán ăn, ho, bú kém, cứng gáy
  • Có thể thay đổi thân nhiệt

Viêm màng não là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao đồng thời còn để lại nhiều di chứng cho trẻ nên cần được đề phòng. Trẻ cần được cấp cứu kịp thời khi xuất hiện ít nhất từ 1 – 2 dấu hiệu khác kèm theo tình trạng ngủ quá nhiều, khó đánh thức

Khám phá thêm:

Thiếu oxy cũng khiến cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài mê mệt

Trong quá trình chăm sóc trẻ, đôi khi mẹ vô tình để trẻ ngủ 1 mình và chỉ xuất hiện khi nghe thấy tiếng con khóc. Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày trong 1 thời gian quá lâu không hẳn là tốt vì không thể lường hết được những tình huống xảy ra khi con ngủ 1 mình khiến cơ thể bé bị thiếu oxy.

  • Mẹ cho bé ngủ trong phòng kín, ngột ngạt, không thông thoáng.
  • Trẻ bị đè lên đường thở như nằm sấp, gối, chăn đè lên mặt, ngực.
  • Con ngủ nhưng bị tắc họng, ngạt mũi nên gặp khó khăn về đường hô hấp.

Thật đáng tiếc nếu mẹ để trẻ ngủ quá lâu 1 mình mà không kiểm tra vì rất có thể trong thời gian đó con sẽ chuyển từ ngủ giấc dài sang hôn mê hoặc xảy ra các tình trạng nguy hiểm khác như suy hô hấp, thiếu máu não, xuất huyết não, thậm chí là đột tử.

Cùng mẹ chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều nhưng 1 giấc ngủ bình thường không bao giờ kéo dài quá 2 đến 4 giờ liên tục. Vì vậy, mẹ cần quan sát thói quen ngủ và thời gian bé thức dậy ăn uống, ị, tè để theo dõi sự tăng trưởng và khỏe mạnh của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời, đảm bảo không bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Ngoài ra, dựa vào thể chất và nhu cầu của con hoặc theo sự tư vấn của bác sĩ, mẹ có thể điều chỉnh thời lượng ngủ của trẻ chuyển dần sang cùng nhịp sinh học với người lớn. Khi hệ thống não bộ của trẻ hoàn thiện hơn, chu kỳ giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài và dần dần có thể ngủ được rất lâu vào buổi tối. Mẹ cũng đừng quên áp dụng thêm 1 số mẹo nhỏ giúp các bé luôn có giấc ngủ ngon mỗi ngày!

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Không ít bé có thói quen thức vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày, hãy  tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ vào giai đoạn 3-4 tháng. Đây là thời điểm thích hợp để giúp bé hình thành nếp ngủ ngoan, cũng là giai đoạn trẻ có thể tự ngủ, mẹ sẽ không gặp khó khăn trong việc dỗ con ngủ lại hoặc đánh thức con dậy.

Mẹ hãy dừng việc ru bé ngủ bằng cách đung đưa hoặc cho bé bú vì dễ hình thành thói quen bé chỉ chịu ngủ khi được bố mẹ bế đung đưa hoặc được mẹ cho bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên nhớ đồng hồ sinh học giấc ngủ ở trẻ sơ sinh được lập trình để bé thức giấc ban đêm để đảm bảo con bú đủ lượng sữa cần cho tăng trưởng đúng chuẩn. Trong suốt 3-4 tháng đầu đời, con cần được mẹ cho ăn và ru ngủ vào ban đêm. Cha mẹ có thể tranh thủ khoảng thời gian này để tạo cho trẻ thói quen ngủ ngon sâu giấc.

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi