Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước, mẹ không nên lơ là bởi đó là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe hết sức đáng lo ngại.
Mẹ càng trù trừ, không đưa trẻ đi thăm khám, trẻ dễ bị mất nước. Nếu chậm trễ có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng của con yêu. Vì thế trong trường hợp này, mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước kèm sốt và nôn mửa là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước thường biểu hiện ra sao
Phân của trẻ sơ sinh thường hơi lỏng, với trẻ uống sữa công thức thì phân có đặc hơn. Tuy nhiên khi trẻ mắc bệnh, triệu chứng đầu tiên là đi phân rất lỏng, thậm chí đi nước. Bệnh sẽ ngày càng nặng khi trẻ đi như vậy nhiều lần trong ngày. Khi đó, phân và nước tiểu của trẻ sẽ có mùi chua.
Một số trẻ bị nặng hơn sẽ nôn mửa, chán ăn, bỏ bú và chỉ thích uống nước. Nếu trẻ bị lị, trong phân có thể lẫn cả máu. Tiêu chảy và nôn mửa sẽ làm trẻ sơ sinh mất nước rất nhanh. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần có nước
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước phần nhiều là do bé bị tiêu chảy. Đây là cách cơ thể loại bỏ vi trùng. Bệnh nhẹ sẽ hết trong ngày. Nếu nặng hơn sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy ở trẻ em xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trẻ tiêu chảy do nhiễm virus và vi khuẩn
Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm virus rota, vi khuẩn salmonella. Hiếm gặp hơn là nhiễm ký sinh trùng Giardia. Nhiễm virus rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho trẻ nhiều nhất. Khi trẻ gặp tình trạng này mẹ nên cẩn thận theo dõi. Nếu con hết trong ngày thì bạn có thể yên tâm hơn. Còn nếu tình trạng bé kéo dài, việc đến gặp bác sĩ là điều nên làm. Mẹ tuyệt đối không tự điều trị cho con theo các mẹo dân gian, các cách làm thiếu khoa học.
Virus Rota là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần do thuốc
Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc kháng sinh cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Nếu trẻ tiêu chảy nhẹ do thuốc, mẹ có thể bổ sung nước bình thường. Nếu thuốc kháng sinh khiến trẻ tiêu chảy, hãy gọi cho bác sĩ. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị giảm liều hoặc thay đổi chế độ ăn uống của mẹ. Hoặc bác sĩ sẽ thêm một chế phẩm sinh học hoặc chuyển sang một loại kháng sinh khác. Một số nghiên cứu cho thấy sữa chua có men vi sinh có thể giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh.
Ngộ độc thực phẩm
Dù hiếm nhưng đây cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Có thể trẻ ngộ độc do người nhà vô ý cho trẻ sử dụng thực phẩm. Một nguyên nhân khác là trẻ ngộ độc do tiếp xúc với vú mẹ không được vệ sinh.
Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh và mạnh. Cụ thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và mệt lả. Các trường hợp ngộ độc nhẹ có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ. Cách xử lý tiêu chảy liên quan đến ngộ độc cũng giống như đối với tiêu chảy do nhiễm trùng. Đó là bổ sung nước cho trẻ và thăm hỏi bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em
Lưu ý:
Nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn 6 lần hoặc nôn hơn 3 lần trong 24 giờ, hãy đưa bé đi bác sĩ. Nếu trẻ sốt nhẹ, không đi tiểu nhiều hoặc nôn hơn 1 ngày thì bạn cũng nên đưa trẻ đi khám.
Cách xử lý khi trẻ đi ngoài nhiều lần có nước
Thời gian điều trị cho trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước kéo dài 5-14 ngày. Cách xử lý quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy chính là ngăn ngừa trẻ bị mất nước. Mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú. Mẹ cũng có thể bổ sung thuốc bột uống bù dịch (ORS) cho trẻ sau mỗi lần trẻ nôn hoặc đi tiểu. Tuy nhiên, tốt nhất là trước khi dùng, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi tình trạng mất nước của trẻ.
Hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã đi ra nước ngoài gần đây. Một số trường hợp bé yêu có thể cần phải xét nghiệm phân của mình. Bạn nên chủ động thực hiện sớm để tránh các hậu quả không hay cho sức khỏe của con.
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh
Để giúp trẻ phòng ngừa bệnh, ba mẹ và người thân trẻ cần lưu ý:
- Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, nước diệt khuẩn để tránh lây bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung khăn với trẻ.
- Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy. Ngoài ra bạn không nên dùng thuốc giảm nôn mửa cho trẻ. Vì như thế không những không giúp ích mà còn gây hại cho trẻ.
- Bạn cũng nên hạn chế trẻ chơi đùa với những bé khác cho đến khi trẻ hết tiêu chảy.
Gia đình cùng hỗ trợ chăm sóc để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Đây là một vấn đề sức khỏe không đơn giản và có thể gây nguy hiểm cho con. Vì thế để biết chắc chắn nguyên nhân, bạn hãy nhờ sự nhờ bác sĩ thăm khám sớm. Nếu như cần, bố mẹ hãy cho bé làm các xét nghiệm để có hướng điều trị phù hợp. Đừng nên chủ quan với sức khỏe và sự an toàn của con yêu, bạn nhé.
Xem thêm
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh – Mẹo hay dành cho mẹ
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tốt nhất dành cho ba mẹ
Bé đi ngoài ra phân kiểu này mẹ lưu ý ngay kẻo “hại con”!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!