Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là hiện tượng thường thấy ở nhiều bé sơ sinh những khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng hay nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua các thông tin:
- Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua?
- Làm gì để khắc phục tình trạng này?
Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua?
Trong giai đoạn mới sinh, trẻ chỉ thường bú mẹ hoặc uống sữa công thức nên thường phân rất sạch và không có múi nhiều, nhưng một vài bé sơ sinh đi ngoài có mùi chua chứng tỏ bé đàng gặp khó khăn trong việc tiêu hoá thức ăn. Bác sĩ Syed Ahmad Raza đến từ phức hợp y tế Ammar, Pakistan cho biết những nguyên nhân sau:
1. Hấp thu chất dinh dưỡng kém
Khi trẻ sơ sinh không hấp thụ đúng cách các chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ dẫn đến hậu quả là phân của em bé có mùi chua hoặc mùi như giấm. Hấp thu kém là một vấn đề cần được ba mẹ lưu ý và xử lý kịp thời. Bên cạnh hiện tượng phân có mùi chua, bé sẽ kèm theo việc thường xuyên bị tiêu chảy và sụt cân. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến việc thấp còi của bé.
Xem thêm:
2. Nhạy cảm với đường Lactose
Một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài có mùi chua là do dạ dày của trẻ nhạy cảm với đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nói cách khác, cơ thể bé chưa có đủ enzyme để phân giải đường lactose khi bú mẹ hoặc các thức ăn mà mẹ cho bé sử dụng. Hiện tượng không tiêu thụ được đường lactose cũng đi kèm các triệu chứng đầy hơi, đi ngoài quá nhiều khí và thậm chí tiêu chảy hoặc phân lỏng bên cạnh mùi của phân.
(Nguồn: Vinmec)
3. Không tiêu thụ được thực phẩm
Đối với các trẻ trong giai đoạn ăn dặm, lượng tinh bột và protein đến từ hạt, trứng, đậu nành và sữa, hoặc thực phẩm chứa những món này có thể khiến hệ tiêu hóa của bé gặp khó khăn. Dạ dày của bé có thể không tiêu hóa được những thức ăn này và cuối cùng có thể trở nên nhạy cảm với chúng. Ngoài việc khiến phân của bé có mùi chua thì còn kèm hiện tượng phân sủi bọt và bị sượng hơn bình thường!
4. Vấn đề răng miệng
Nguyên nhân này chưa có nhiều cơ sở nhưng cũng là nguyên nhân mà ba mẹ nên lưu tâm. Mọc răng là một thời gian khó khăn cho cả trẻ và cha mẹ. Và mặc dù có rất ít hoặc không có bằng chứng khoa học chứng minh quan sát này. Một số bậc cha mẹ đã báo cáo rằng phân của con họ có mùi chua, đặc biệt là khi một chiếc răng sắp nhú lên!
Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn bổ sung hai nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều có mùi chua
– Bé bị nhiễm khuẩn hoặc loạn khuẩn đường tiêu hoá
Vài trường hợp trẻ sơ sinh ăn phải các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, loạn khuẩn trong đường tiêu hoá mà tiêu biểu là nhiễm virus rota. Những loại vi sinh vật này không chỉ gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua mà còn lấn át, cạnh tranh các lợi khuẩn có trong đường ruột, gây mất cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
(Nguồn: Vinmec)
– Trẻ dùng thuốc kháng sinh
Để chữa trị một số bệnh cảm sốt, nhiều trẻ buộc phải dùng một lượng kháng sinh nhất định.
Kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả những yếu tố có lợi và có hại, vì vậy sau một thời gian cho bé dùng kháng sinh, một số lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật. Điều này gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng như làm phân trẻ có mùi chua.
Xem thêm:
Làm gì để khắc phục tình trạng này?
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau đây để khắc phụ vấn đề này:
- Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ 100% thì chế độ dinh dưỡng của bé là thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ, nên mẹ cần lưu ý những thực phẩm mà mình ăn hàng ngày. Mẹ nên ăn những loại thực phẩm như rau quả, sữa chua, bánh mì, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất kích thích…Quan trọng là luôn biết rõ nguồn gốc của thực phẩm để tránh việc trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Đối với trẻ dùng sữa công thức, tình trạng phân có mùi chua thuờng xảy ra 2 – 3 ngày đầu khi trẻ mới dùng sữa. Nếu hiện tượng này kéo dài, cha mẹ nên cân nhắc đổi loại sữa khác phù hợp hơn với thể trạng của bé.
- Bổ sung các loại thực phẩm hoặc thực phẩm hỗ trợ như men vi sinh, men tiêu hóa để giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.
- Đảm bảo vệ sinh các vật dụng, đồ chơi mà bé tiếp xúc để đảm bảo vệ sinh cho bé.
(Nguồn: Freepik)
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là hiện tượng phổ biến nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng báo động khác như tiêu chảy, mất nước, sốt cao, hoặc bé cáu kỉnh khó chịu thì nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguồn thông tin:
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!