Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm là hiện tượng phổ biến. Bé rất dễ ho cảm sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè khiến con cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc hơn, thậm chí bỏ ăn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu:
- Thế nào là nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ngạt mũi có đờm
- 1 số lưu ý cho mẹ.
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ bị ngạt mũi về đêm các mẹ cần phải có các biện pháp hiệu quả
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi – Cách xử lý và phòng ngừa thế nào?
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu do chưa học cách thở bằng miệng. Nghẹt mũi không làm con bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.
Lâu dần khi nước mũi chảy xuống họng sẽ làm viêm họng có đờm. Do bé còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra ngoài dẫn đến tình trạng ho khan, nôn trớ, viêm họng…
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi có đờm
Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng dịch nhầy tích tụ quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên nghẹt mũi.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do một số nguyên nhân khác như:
- Cúm
- Dị ứng với một loại mùi hoặc món ăn nào đó
- Dị ứng với phấn hoa
- Không khí quá khô do thời tiết hoặc do trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài
- Trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa
Xử trí như thế nào khi bé bị nghẹt mũi có đờm?
Nhỏ nước muối natri 0,9% hoặc nước muối biển là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Khi bé bị nghẹt mũi, các mẹ hãy nhỏ cho bé ngày 4-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Kết hợp với nhỏ nước muối trong mũi của bé, mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé dễ thông.
Bình thường, để phòng tránh cho bé, các mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý.
Đừng lo nếu bé hắt hơi một ít trong số nước muối đó ra ngoài, nó vẫn có tác dụng đối với mũi bé. Nếu nước muối chảy ra khỏi mũi, mẹ hãy nhẹ nhàng lau sạch cho bé bằng khăn.
Dùng tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm
Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối hay quần áo là đã có hiệu quả rồi.
Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi – Cách xử lý và phòng ngừa thế nào?
Những cách hiệu quả giúp trẻ sơ sinh bị ho có đờm chóng khỏi bệnh
Dùng ống hút mũi
Các mẹ nên chọn mua loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đặt bé nằm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài, nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi bé (không đẩy vào quá sâu). Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống.
Lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Làm lại với bên lỗ mũi còn lại. Ngoài ra mẹ có thể dùng các dụng cụ hút mũi cũng rất phổ biến hiện nay có sẵn tại các cửa hàng mẹ và bé.
Tắm hơi
Cha mẹ hãy đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng. Điều này sẽ làm thoát đờm trong ngực bé, giúp rửa sạch đường mũi của bé.
Vỗ nhẹ lên lưng trẻ
Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé.
Chạy máy làm ẩm không khí
Thời tiết khô hanh vào các tháng mùa đông, do dùng máy sưởi càng làm khô không khí. Gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi của bé. Để máy làm ẩm không khí chạy trong lúc bé ngủ có thể giúp phòng ngừa và giảm nghẹt mũi cho bé.
Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ
Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, tuy đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ hãy massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ.
Hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹ thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé
Khi bé bị nghẹt mũi thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm bé bị mất nước. Cha mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé.
Những lưu ý khác khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm
- Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, mẹ không tự ý dùng thuốc co mạch hoặc kháng sinh cho trẻ. Bởi nếu dùng sai thuốc bệnh không những không khỏi mà còn gây ra biến chứng nghiêm trọng.
- Không dùng miệng để hút chất nhầy từ mũi của trẻ. Việc này chỉ làm vi khuẩn lây từ miệng của người lớn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra còn tác động lên sụn mũi vốn rất mềm yếu của trẻ.
- Không tự ý dùng các mẹo dân gian khi không thực sự hiểu như nhỏ mũi cho trẻ bằng nước tỏi, pha rượu vào nước tắm của bé…
- Không quấn trẻ quá kín, điều này chỉ khiến con nóng bí và thêm khó thở
- Khi trẻ bị ngạt mũi ba mẹ thường kiêng tắm vì cho rằng con sẽ càng ốm thêm. Điều này là không nên và càng khiến vi khuẩn sinh sôi. Nên tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió
- Khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm đi kèm nghẹt mũi, mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ, giữ gìn không gian xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh mắt, mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Như vậy, trong thời tiết chuyển mùa làm trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm, mẹ cần lưu ý cho con bú nhiều hơn và giữ gìn môi trường sinh hoạt sạch sẽ, tránh cho bé tiếp xúc với người bị cảm cúm.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!