Trẻ sơ sinh sốt thực tế chỉ là phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn. Sốt là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt. Hiểu rõ được nguyên nhân và cách chăm sóc khi con ốm sốt sẽ giúp bé hồi phục nhanh hơn.
Trẻ sơ sinh khi nào mới được coi là bị sốt?
trẻ sơ sinh sốt
Mẹ cặp nhiệt độ cho trẻ để biết trẻ có bị sốt hay không. Do nhiệt độ cơ thể trẻ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng, có đắp đắp chăn, hay mặc quần áo quá dày không. Nếu có thì chỉ nên đắp chăn và quần áo mỏng vừa phải thì mới đo nhiệt độ được chính xác được.
Tuỳ thuộc vào nhiệt độ đo tại khu vực nào của cơ thể trẻ để xác định trẻ sơ sinh có bị sốt hay không. Cụ thể trẻ sơ sinh bị coi là sốt khi:
- Nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38 độ C;
- đo ở nách hơn 37 độ C;
- ở tai hơn 38 độ C;
- ở miệng hơn 37.8 độ C.
Cách đo thân nhiệt khi trẻ sơ sinh sốt
Có nhiều vị trí ba mẹ có thể dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho trẻ như trực tràng, miệng, tai, nách… Trong đó, nhiệt độ đo ở trực tràng cho kết quả chính xác nhất.
Bố mẹ nên thực hiện đo thân nhiệt sau khi trẻ đã ăn đồ nóng được 30 phút trở lên.
Phương pháp đo thân nhiệt ở nách
- Vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế bằng xà bông, sau đó dùng khăn xô lau khô.
- Dùng khăn xô mềm, khô lau khô nách cho trẻ.
- Đưa đầu bạc của nhiệt kế vào kẽ nách của trẻ, sau đó ép sát khuỷu tay vào ngực trẻ để giữ nhiệt kế trong 4 – 5 phút.
Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng
- Đặc trẻ sơ sinh nằm sấp trong lòng cha mẹ với 2 chân hơi co về trước.
- Thoa Vaseline vào phần đầu bạc của nhiệt kế để không làm đau trẻ.
- Đặt thật nhẹ nhiệt kế vào hậu môn của trẻ, sâu khoảng 0, 6 – 1,3 cm đến khi không còn nhìn thấy đầu bạc của nhiệt kế.
- Giữ nguyên nhiệt kế ở hậu môn của trẻ khoảng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử và 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.
Đo thân nhiệt ở miệng
- Vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế bằng xà bông, sau đó rửa sạch một lần nữa với nước đun sôi để nguội.
- Đặt đầu bạc của nhiệt kế xuống dưới lưỡi của trẻ, khép môi trẻ lại để giữ chặt nhiệt kế.
- Giữ nguyên nhiệt kế ở miệng của trẻ khoảng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử và 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.
Xác định trẻ sốt do vi khuẩn hay sốt do virus
- Sốt do virus là phản ứng của cơ thể khi mắc các bệnh do virus gây ra như: cảm lạnh, cúm… Thường giảm dần trong 3 ngày.
- Sốt do vi khuẩn là phản ứng của cơ thể trước các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Như viêm tai giữa, viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu… Trẻ sơ sinh sốt do vi khuẩn thường ít gặp hơn nhưng lại khá nghiêm trọng. Trường hợp này nếu trẻ sốt tới ngày thứ 3 không đỡ thì cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
- Ngoài ra có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh sốt. Ví dụ như do nắng nóng, trẻ mọc răng, sau khi đi tiêm, do quấn tã quá nóng…
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh sốt?
Nếu trẻ sốt nhẹ
Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, mẹ lấy khăn ấm lau mát cho trẻ. Tập trung lau ở các vùng như nách, bẹn, cổ, lưng để giúp trẻ mau hạ sốt.
Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhưng phải thấm hút mồ hôi tốt. Không nên đắp chăn dày, hay mặc nhiều quần áo khiến thân nhiệt tăng cao.
Nếu sốt trên 38,5 độ
- Nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Mỗi lần uống phải cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Nên sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất. Lưu ý: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ.
- Luôn túc trực bên cạnh và kiểm tra nhiệt độ của trẻ sơ sinh thường xuyên để xem trẻ đỡ hay bị nặng hơn.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu tím tái, khó thở, co giật hoặc sốt cao mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
trẻ sơ sinh sốt
Tránh mất nước bằng cách bú sữa mẹ
Khi bị sốt, cơ thể trẻ rất dễ hao hụt nước và gây mệt mỏi. Mẹ nên cho trẻ bú sữa là việc nên làm lúc này. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần với lượng sữa vừa phải để cơ thể trẻ được cung cấp nước và dinh dưỡng một cách từ từ.
Cảnh giác nếu trẻ bị sốt cao co giật
Một số trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật (hay được gọi là nóng làm kinh), thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi (nhiều nhất từ 6 tháng đến 18 tháng) và hay tái phát (tỷ lệ tái phát 25%).
Cơn co giật thường xảy ra ngắn (dưới 5 phút) và trẻ tỉnh táo sau co giật. Phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để không đưa đến những tai biến do xử trí sai lầm.
Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao so giật
Bước 1: Làm thông đường thở
- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.
- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.
Bước 2: Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt
- Cởi bỏ quần áo.
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần
(6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)
Bước 3: Lau mát hạ sốt
- Nhúng khăn vào nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt ráo. Đặt ở nách, bẹn và lau khắp người. Thêm nước ấm vào nếu cần.
- Thay khăn mới mỗi 2-3 phút.
- Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 380C.
Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!