Có thể nói việc trẻ sơ sinh bị mụn cóc không phải là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên nó lại thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn là người lớn. Vậy nguyên nhân do đâu trẻ sơ sinh bị mụn cóc? Dấu hiệu để nhận biết chúng? Các dạng mụn cóc thường hay gặp? Một số cách điều trị cũng như phòng ngừa mụn cóc ở trẻ? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể, chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một nốt nhỏ ở trên da bị cứng lại, sần và thường có bề mặt gồ ghề. Chúng thường có nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và đặc biệt là nó có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác, đôi lúc chúng còn có thể lây từ người này sang người khác.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết mụn cóc mà chúng ta dễ dàng nhận biết được:
- Trên bề mặt da của bé sẽ có một khối nhỏ u lên thô ráp, hoặc nó có thể bằng phẳng và trơn nhẵn.
- Các mạch máu nhỏ phát triển bên trong lõi của mụn cóc có nhiệm vụ cung cấp máu cho mụn, thường thì các mạch máu này trong giống như dấu chấm đen ở trung tâm của mụn cóc.
- Mụn cóc thường không đau, tuy nhiên nếu nó mọc ở những vùng chịu nhiều lực ép như ở ngón tay, lòng bàn chân thì có thể gây đau cho bé.
Mụn cóc thường xuất hiện trên bàn tay
Các dạng mụn cóc phổ biến
Để bạn có cách nhìn tổng quát hơn về mụn cóc chúng tôi xin liệt kê một số loại mụn cóc thường gặp như sau:
- Mụn cóc thông thường: Loại mụn cóc này thường tìm thấy trên ngón tay, bàn tay, đầu gối và khuỷu tay của bé. Loại mụn này có hình dạng là một khối u nhỏ, cứng và có màu nâu xám.
- Loại phẳng: Những mụn cóc này có kích thước như một đầu đinh ghim, trơn láng hơn so với mụn cóc thông thường. Mụn cóc phẳng có màu hồng, nâu nhạt hoặc màu vàng. Hầu hết loại mụn cóc này thường xuất hiện ở mặt.
- Xuất hiện ở lòng bàn chân: Do chúng mọc ở lòng bàn chân nên sẽ gây khó chịu và đau cho bé, làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của bé.
- Mụn có dạng sợi mảnh: Với lại mụn cóc này có hình dạng như ngón tay, thường có màu da và phát triển ở trên hoặc xung quanh miệng, mắt và mũi.
- Mụn cóc dưới móng và quanh móng: Mụn cóc này chỉ xuất hiện dưới và xung quanh móng tay hoặc móng chân.
Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ sơ sinh bị mụn cóc?
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết thì có một loại vi-rút gọi tắt là HPV chính là nguyên nhân gây ra các dạng mụn cóc. Chúng rất thích trú ngụ ở những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như những vết cắt nhỏ hay những vết trầy xước trên bàn tay, bàn chân của bé. Một khi vi-rút tìm thấy nơi ẩm thấp trên da thì chúng bắt đầu phát triển trong nhiều tháng và thậm chí vài năm.
Do đó, nếu bé chạm vào những chiếc khăn hay những vật gì khác mà trước đó người đã từng bị mụn cóc sử dụng thì bé có thể nhiễm HPV.
Một số cách điều trị mụn cóc hiệu quả
Khi con mình gặp vấn đề về mụn cóc thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì mụn cóc thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng và chúng còn có thể tự biến mất trong vòng 6 tháng đến 2 năm. Sau đây là một số cách điều trị trẻ sơ sinh bị mụn cóc mà chúng tôi muốn gửi đến các mẹ.
Mụn cóc nổi trên thân mình của trẻ
Trị mụn cóc bằng thuốc
Loại thuốc thường dùng để điều trị mụn cóc là thuốc nước tạo màng Virasal. Công dụng của thuốc này là vùng da được bôi trở nên sưng mềm, sau đó bong tróc vảy.
Phẫu thuật lạnh
Về phẫu thuật lạnh nghe thì có vẻ hơi ghê nhưng thực ra nó cũng chỉ là một loại hóa chất mà bác sĩ sử dụng để đóng băng các mụn cóc và các lớp vảy sau đó sẽ trở thành lớp da lành.
Loại bỏ mụn cóc bằng laser
Với công nghệ hiện đại như ngày nay thì chúng ta có thể nhờ đến công nghệ bắn laser. Phương pháp này có thể dùng để phá hủy mụn cóc lòng bàn chân hoặc mụn cóc khác.
Đốt mụn cóc bằng laser là cách tốt nhất để trị mụn cóc
Cách phòng ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc điều trị khi trẻ sơ sinh bị mụn cóc thì bố mẹ cần biết làm thế nào để phòng ngừa. Chúng tôi xin đưa ra một số cách sau:
- Để ngăn ngừa mụn cóc đến với bé thì các mẹ nên rửa tay và da thường xuyên cho bé.
- Nếu bé có vết trầy xước thì mẹ nên dùng xà phòng và nước để rửa sạch vùng đó vì vết thương hở dễ bị mụn cóc và nhiễm trùng hơn.
- Mẹ nên cho các bé mang dép không thấm nước hoặc dép xỏ ngón trong các buồng tắm công cộng.
- Tránh cho bé tiếp xúc mụn cóc trên da của người khác và rửa tay thật kỹ sau khi bé chạm vào mụn cóc.
Toàn bộ nội dung mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ biết thêm một vài vấn đề mà mình cần biết để giúp bảo vệ con yêu của mình.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!