Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khiến nhiều ba mẹ lo lắng và không biết con yêu có đang gặp vấn đề nào không. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này để giảm lo lắng và có hướng xử lý hợp lý nhé.
Thế nào là ra mồ hôi trộm ở trẻ?
Ra mồ hôi trộm là những đợt mồ hôi thường xuất hiện vào ban đêm khá nhiều đến mức làm ướt quần áo và giường ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vị trí ra mồ hôi phổ biến ở những vùng có nhiều tuyến mồ hôi như đầu, trán, lòng bàn tay, bàn chân.
Với trẻ nhỏ, việc ra mồ hôi trộm ở đầu hay những vị trí khác lúc ngủ sẽ khiến con ngù không ngon giấc. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng hay giật mình, thức giấc và quấy khóc nhiều.
Thông thường, trẻ ra mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý khá bình thường. Nhưng đôi lúc đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý. Do đó, ba mẹ cần có kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được khi nào trẻ ra mồ hôi trộm ờ đầu, tay, chân…là hiện tượng đáng lưu tâm.
Khi nào trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là hiện tượng bình thường?
Như đã nói ở đây, hầu hết những trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm không đáng lo ngại. Nguyên nhân là bé bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan như:
Nhiệt độ chỗ nằm khá nóng
Thời tiết ở Việt Nam nóng quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè. Ở những thành phố lớn, nhà cửa lại san sát nhau khiến cho gió không thông thoáng. Và nếu chỗ ngủ của bé khá bít, không thoáng mát và nóng thì dễ làm bé đổ mồ hôi.
Đôi khi nhiệt độ phòng đã phù hợp, nhưng phụ huynh lại cho bé mặc quần áo với chất liệu dày hay quấn và che chắn khá kỷ khiến con bị nóng và ra mồ hôi.
Đang được mẹ cho bú
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu nhiều là khi mẹ đang cho bé bú. Vì mẹ phải ôm con vào lòng, với một tư thế trong một thời gian nhất định nên hơi ấm từ cánh tay và người mẹ có thể truyền sang bé. Lúc này, con sẽ có thể cảm thấy nóng nực, và như một cơ chế tự nhiên, bé sẽ ra mồ hôi.
Hệ thần kinh và tuyến mồ hôi của bé
Vì còn quá bé nên hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ nhạy như người lớn. Ngoài ra, tuyến mồ hôi của trẻ hoạt động mạnh nhất là ở vùng đầu. Do đó, nếu bé nóng thì vùng đầu sẽ ra mồ hôi nhiều hơn cả.
Khi nào ba mẹ nên lo lắng nếu trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu?
Ngoài nguyên nhân sinh lý, thì đôi khi hiện tượng đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu cho ba mẹ thấy con có thể đang bị một bệnh lý nào đó. Và kèm theo đó sẽ có những dấu hiệu khác để phụ huynh có thể nhận biết bất thường ở trẻ.
Vấn đề về tim
Quan sát con là việc mà hầu như người cha người mẹ nào cũng làm. Và nếu bé ra mồ hôi trộm khi thực hiện những hoạt động khác ngoài khi ngủ thì có thể năng tim của con có vấn đề.
Thiếu canxi
Nếu bé có kèm theo tình trạng rụng tóc vành khăn kèm đổ mồ hôi trộm và quấy khó ban đêm thường xuyên, thì có khả năng con đng bị thiếu hụt canxi. Những dấu hiệu khác kèm theo thường là đầu bẹp, còi xương, chậm phát triển các kỹ năng vận động,…Lúc này, hãy cho con đi kiểm tra với bác sĩ để được làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ba mẹ sẽ cần rất cẩn trọng nếu bé rơi vào tình trạng bệnh lý này. Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu nhiều là một trong những dấu hiệu của tình trạng này. Các bé bị sinh thiếu tháng có tỷ lệ mắc phải cao hơn. Thở khò khè, da xanh là những dấu hiệu khác kèm theo.
Những việc ba mẹ có thể làm để ngăn ngừa trẻ ra mồ hôi trộm
- Bổ sung Vitamin D bằng cách cho con tắm nắng sắng sớm;
- Phòng ngủ; hay nơi bé nằm và vui đùa thường xuyên phải sạch sẽ và thoáng mát;
- Cho con bú đầy đủ sữa và nước;
- Mặc đồ phù hợp với thời tiết cho con. Trời nóng hay oi bức thì nên cho trẻ mặc quần áo với chất liệu thoáng mát và dễ hút mồ hôi;
- Mẹ bổ sung nhiều rau với nhiều chất dinh dưỡng và tình mát để con có thể hấp thụ qua nguồn sữa mẹ;
- Khi có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ.
Ra mồ hôi trộm là một hiện tượng phổ biến. Nhưng đừng vì thế mà ba mẹ lơ là và không quan sát con kỹ càng ba mẹ nhé. Trẻ con cần nhiều sự yêu thương và quan tâm của ba mẹ và người thân lắm đấy!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!