Trẻ nhút nhát khó có thể trở thành những người giao thiệp rộng, con bạn có phải một đứa trẻ nhút nhát không? Nên làm gì để giúp con? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu!
Hãy giúp trẻ nhút nhát cải thiện kỹ năng xã hội…
Tác giả: Shahreen Abedin
Mỗi đứa trẻ đều có những khoảnh khắc bẽn lẽn. Tuy nhiên ở một số bé đó là sự nhút nhát.
Bạn có thể chỉ đơn giản để mặc con nhút nhát, hoặc bạn cần “giúp chúng tự tin hơn?”
“Bạn có thể làm cả hai”, Christopher Kearney, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Nevada, Las Vegas, nói.
Những đứa trẻ nhút nhát khó có thể trở thành những người giao thiệp rộng, Kearney nói. “Nhưng bạn vẫn có thể giúp chúng học cách hòa nhập với xã hội và xây dựng các mối quan hệ trong đó.”
Vì sao trẻ nhút nhát?
Vì sao trẻ nhút nhát? Ảnh Michael Reist
Nói chung, không có gì sai khi trẻ nhút nhát. Những đứa trẻ nhút nhát thường là những người biết lắng nghe hơn và ít gặp rắc rối hơn ở trường.
Nhút nhát chỉ trở thành vấn đề khi nó tiến triển theo cách không bình thường, hoặc khi nó khiến con bạn không vui. Bạn có thể cần được tư vấn chuyên môn nếu con bạn:
• Không muốn đi học
• Gặp khó khăn khi kết bạn
• Băn khoăn về việc đi dự tiệc sinh nhật hoặc tham gia các hoạt động thể thao tập thể
• Quá lo lắng
Điều gì khiến trẻ nhút nhát? Nhút nhát là khá phổ biến. Ước tính có khoảng 20% đến 48% người có cá tính nhút nhát. Hầu hết những đứa trẻ nhút nhát chỉ đơn giản là chúng được sinh ra như vậy, mặc dù trải nghiệm tiêu cực cũng có thể đóng một vai trò là nguyên nhân.
Sự nhút nhát của con bạn có đột nhiên xuất hiện không? Nếu vậy, có thể một sự kiện nào đó đã kích hoạt nó và trẻ sẽ cần sự giúp đỡ để vượt qua nó.
Giúp trẻ bớt nhút nhát
Chấp nhận tính cách nhút nhát
Trẻ nhút nhát thường có những đặc điểm chung.“Một khi bạn nhận ra những hành vi tự nhiên này, bạn có thể chấp nhận chúng thay vì chống lại chúng”, Bernardo Carducci, tiến sĩ, giám đốc Viện Nghiên cứu Shyness tại Đại học Indiana, nói.
Những đứa trẻ nhút nhát thường tự chủ, chu đáo và cảm thông, nhưng thường không thích thử những điều mới mẻ. Chúng thường chậm hòa đồng, mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với một tình huống mới.
Trẻ muốn tham gia vào hoạt động tập thể, nhưng tránh tiếp xúc với người khác bởi vì sợ hoặc vì không biết phải làm thế nào.
Điều quan trọng là trẻ tiếp cận với các tình huống theo tốc độ của chúng, không phải của chúng ta, Carducci nói.
Đưa ra chiến lược hòa nhập
Giúp con bạn tiếp cận một nhóm bạn bè và lắng nghe, cho chúng thời gian để làm quen với nhau. Hướng dẫn trẻ tìm quãng ngắt trong câu chuyện và tham gia vào. Đưa ra chủ điểm để nói chuyện trước, chẳng hạn như “Tớ cũng thích thuyền.”
Xây dựng lòng tự tin
Nhắc trẻ về một tình huống mà chúng đã từng trải qua. Ví dụ, khi đi dự tiệc sinh nhật, hãy kể lại một bữa tiệc khác mà các bạn đã tham gia và trẻ đã vui như thế nào khi chơi cùng những bạn khác.”Giúp trẻ vượt qua những thách thức tự tăng cường, chúng sẽ muốn lặp lại điều đó”, Kearney nói.
Thực hành kỹ năng xã hội
Cho trẻ thực hành kỹ năng xã hội bất cứ khi nào có thể. Trong cửa hàng, khuyến khích bé tự thanh toán tiền. Ở bữa tối, yêu cầu trẻ tự gọi đồ ăn cho riêng mình. Mời một người bạn đến chơi để con bạn có thể tập luyện nhiều hơn với bạn bè.
Đưa ra phản hồi
Ngợi khen hoặc thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ có tiến bộ, như nói “xin chào” hoặc vẫy tay. Nếu trẻ đóng băng trước mặt người khác, hãy nói về điều đó. Thảo luận những điều bé có thể thử vào lần sau.
Bày tỏ sự cảm thông
Nói với con bạn rằng bạn hiểu chúng, và đôi khi bạn cũng cảm thấy nhút nhát như vậy. Chia sẻ những câu chuyện làm thế nào bạn vượt qua nhược điểm đó của chính mình.
Làm gương cho trẻ
Khi bạn cho con thấy cách bạn chào hỏi, trò chuyện và thân thiện với mọi người, bé sẽ thoải mái hơn khi làm theo. Trên tất cả, thể hiện tình yêu và sự chấp nhận. Hãy để bé biết nhút nhát là bình thường, không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng khi có con nhút nhát. Hãy tìm hiểu thêm cách nuôi dạy con tại Theasianparent để giúp con trở thành các cô bé, cậu bé tự tin và hạnh phúc nhé!
Nguồn: webmd.com
Tham khảo thêm các bài viết khác:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!