Làm cha mẹ chúng ta luôn mong muốn con tự tin, mạnh khỏe và hạnh phúc. Vậy làm sao để xây dựng sự tự tin cho con trẻ, xây dựng nền tảng của lòng tự trọng…
Tự tin là là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân. Cảm nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà mình tạo ra cho chính bản thân mình, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Trẻ em và cả người lớn, ai cũng đều có lòng tự tin, nhưng một số có lòng tự tin rất cao, trong khi một số khác lại cảm thấy thiếu tự tin.
Cho trẻ cơ hội tự làm, tự quyết định – Đừng làm thay trẻ!
Cha mẹ luôn cho rằng con nhỏ bé, sao con có thể làm được, sao con có thể quyết định được. Và một phần trong trách nhiệm và nghĩa vụ hằng ngày cảu cha mẹ là làm thay con nếu có thể trong mọi việc, và quyết định thay con trong mọi việc dựa trên nền tàng cha mẹ nghĩ đó là điều tốt nhất cho con.
Chính điều nay đã làm cho con trẻ ỷ lại cha mẹ, khi gặp việc gì mới, lạ hay khó khăn thì đã có cha mẹ đương đầu làm thay hay quyết định cho. Con chỉ là người mãi mãi được nhận từ cha mẹ, và cha mẹ trở thành mãi mãi cống hiến và cho con.
Muốn giúp trẻ trưởng thành, tăng sự tự tin và lòng tự tôn thì phải để trẻ có sự độc lập, tự chủ
Tự tin vào bản thân chính là tin tưởng mình có biện pháp, đảm đương được trọng trách, thực hiện đúng cách và có thể làm việc độc lập.
Có đôi khi, quá trình học tập của một người vừa rối loạn vừa kéo dài, không được như ý muốn, không thể học xong ngay trong một sớm một chiều. Vậy nên, mỗi khi bước vào một giai đoạn mới, học một điều gì đó mới, hãy để con trẻ cố gắng làm thử, mắc sai lầm và làm lại từ đầu. Đừng thúc giục con để xây dựng sự tự tin cho con từ từ. Sẽ có một ngày con sẽ làm được theo cách riêng của mình thôi!
Hãy cố gắng để con trẻ tự làm và nói với con rằng:
- “Con xem, con làm được rồi kìa”,
- “mẹ tự hào vì con lắm”…
- ” Quan trọng là con làm nó … con bắt đầu” ….
- ” Mẹ vui vì con đã thử làm việc ấy….”
- “Mọi việc sẽ tốt lên nếu con làm nhiều lần con nhé!”
Để cho con trẻ độc lập, tự chủ cũng là cổ vũ con tự lựa chọn, để chúng luyện tập chính mình đưa ra những quyết định đơn giản ngay từ khi còn bé thì sau này chúng sẽ biết cách đưa ra những quyết định khó khăn.
Ví dụ như từ hai tuổi, hãy để con lựa chọn loại trái cây nào mà con muốn ăn, muốn nghe kể câu chuyện nào trước khi đi ngủ, sau đó là muốn mặc quần áo gì (đương nhiên là phải phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh), muốn tặng quà sinh nhật gì cho bạn v.v… Hãy để con bạn tự mình quyết định và nói với con rằng cha mẹ tin tưởng con, rằng ý kiến của con là rất quan trọng. Đương nhiên, bạn có thể nhận định trước xem việc gì để con quyết định, việc gì nên do bạn quyết định.
Cha mẹ cần phải hiểu rằng, nếu con trẻ không thể độc lập trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì trong việc học tập cũng sẽ không thể độc lập được.
Nhìn nhận sự cố gắng của con, giúp con không bỏ cuộc
Tôi con nhớ một câu chuyện lan truyền trên mạng: về một ông thầy dạy học sinh làm toán, những phép cộng đơn giản, thầy làm 9 bài đúng – 1 bài sai. Và cả lớp cười ổ chỉ trích vào bài làm sai của thầy giáo!
Thầy giáo bèn nói: trong cuộc đời các con, dù các con làm đúng bao nhiều lần, nhưng con làm sai một lần thì mọi người chỉ tập trung vào cái sai của con. Không ai tập trung hay nhìn nhận 9 bài toán đúng của thầy cả.
Chúng ta cũng vậy, ngay cả với việc con cái trong nhà, vì mục đích muốn con tốt hơn và tốt hơn nữa, chúng ta chỉ tập trung vào cái con chưa làm tốt để hoàn thiện, và một trong những cách hoàn thiện chúng mà cha mẹ hay sử dụng là chỉ trích cái sai, chê bai, la mắng con vì cái sai đó. và đây là một trong những hậu quả nặng nề làm con trỡ nên tự ti, thiếu tự tin hoàn toàn, trở nên nhút nhát, sợ làm sai, không dám làm.
Thừa nhận điểm tốt con làm hơn chỉ trách cái sai con đang cần học hỏi
Cha mẹ hãy quay lăng kính ngược lại, hãy nhìn nhận, thừa nhận những điểm tốt của con, những sự cố gắng của con. Vì sự cố gằng và thừa nhận thúc đẩy niềm tin cho con để thực hiện, không bỏ cuộc. Và đến một ngày cũng sẽ trở nên hoàn hảo theo cách riêng của con.
Cho dù kết quả không được như mong đợi, cha mẹ vẫn luôn có thể tìm thấy những điểm đáng để khen ngợi và có thể chỉ ra chỗ mà con ‘làm được tốt’,
Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, bạn còn có thể tìm được nhiều điều để ngợi khen
Nhìn nhận sự cố gằng của con như: “Con gấp chăn gọn gàng lắm”, “Vừa rồi mẹ nói chuyện điện thoại mà con không làm ồn, ngoan lắm”, “Con giúp mẹ bỏ mấy thứ mẹ mua vào túi, đúng là trợ thủ đắc lực của mẹ”, “Giỏi lắm, con không hề bỏ cuộc giữa chừng mà cố gắng hoàn thành xong rồi”…
Mục đích của việc này hoàn toàn không phải là tâng bốc trẻ vô căn cứ. Về vấn đề này, bác sĩ Khoa nhi Thomas Berry Brazelton (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, trẻ em cần được nhìn nhận việc mình làm, sự khích lệ mới có thể ý thức được sự thành công của mình. Đây là chìa khóa xây dựng sự tự tin cho con.
Tuy nhiên, khen ngợi trẻ quá mức đôi khi sẽ trở thành áp lực; còn phê bình quá nặng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, làm giảm lòng tự trọng của trẻ, dẫn đến việc trẻ trở nên bị động, tự ti, thiếu tự tin… Vấn đề quan trọng nằm ở mức độ và cách cha mẹ nói chuyện với con trẻ. Vì vậy chỉ cần nhìn nhận các sự cố gắng của con hoàn thành việc, tránh khen ngợi từ chung chung như giỏi quá, ngoan quá… luôn giải thích hành động của trẻ đi kèm.
Đừng đóng con vào một cái khung do bạn đặt ra mà hãy trò chuyện với con mang tính xây dựng
Nhiều nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh cho thấy, so với việc biểu đạt thông tin theo cách tiêu cực, não của chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và lý giải những thông tin được biểu đạt theo cách tích cực hơn. Thay vì nói “đừng la hét lớn tiếng”, bạn có thể nói “xin nói nhỏ tiếng một chút”, thay vì nói “đừng có chạy nhanh” bằng “xin đi chậm thôi” hoặc nói “xin hãy đối xử tốt với em gái con một chút” thay cho câu “không được đánh em” v.v…
Muốn xây dựng sự tự tin cho con thì phải bắt đầu từ lòng tự trọng
Cha mẹ cần quan tâm đến lòng tự trọng của con. Nếu bạn gán cho con một cái danh nào đó như “nó rất xấu”, “nó lúc nào cũng đi muộn”, “tính nó cục cằn lắm”… chính là bạn đã vô tình giam con trong một cái khung do bạn đặt ra mà con không thể thoát ra được và có thể khiến con cảm thấy thất bại.
Ví dụ như con trai bạn làm hỏng gấu bông của em gái, tốt nhất bạn đừng nói “con không ngoan” mà hãy nói “con làm hỏng gấu bông của em vậy là không đúng”.
Hãy nhắm vào một sự việc, hành động của con để chỉ ra cho con hiểu, không nên từ một sự việc mà đưa ra kết luận gán nhãn cho con. Tương tự, khi con không làm được bài tập, so với việc nói “sao con lại ngốc như vậy hả?” thì nếu bạn nói “câu này con làm sai rồi, làm lại một lần nữa nào, nhất định sẽ làm ra thôi”, sẽ giúp con có động lực, vững tin để làm tiếp. Lời nói của cha mẹ cần mang tính xây dựng mới giúp con trẻ tăng sự tự tin
Bạn đừng quên rằng con trẻ cũng giống chúng ta, cũng có quyền được phạm lỗi.
Cổ vũ hành vi đúng đắn của con, hãy quan tâm xây dựng thói quen tốt, hành vi tốt cho con
Nếu muốn xây dựng sự tự tin cho con, người lớn cần hiểu con trẻ luôn muốn được cha mẹ quan tâm, chú ý tới mình.
Những hành vi tiêu cực và quấy rầy cũng có thể thu hút sự chú ý của cha mẹ. Gây rối, phạm lỗi, không nghe lời, phá phách, ngồi ì ra, nói bậy, đánh nhau… đều là những hành vi có thể khiến cha mẹ phản ứng mạnh, để ý tới trẻ. Và trẻ cũng nhận ra được điều này. Nếu một đứa trẻ muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ, chúng sẽ có thể nghĩ cách làm ra những hành vi tiêu cực một cách cố ý và vô ý.
Vì sao lại như vậy?
Do cha mẹ thường chú ý và phản ứng mạnh với những hành vi tiêu cực của con trẻ mà xem nhẹ những hành động tích cực của chúng, coi đó là lẽ dĩ nhiên, do đó đã vô tình tạo một thông điệp rằng: nếu muốn cha mẹ dành thời gian và chú ý tới mình thì cứ gây rối, không làm bài tập, không tắm rửa, đánh em, cúp học v.v…, như vậy thì cha mẹ sẽ lúc nào cũng chú ý đến mình, cha mẹ nhất định sẽ quan tâm đến mình.
Có đứa trẻ nói rằng: “Cha mẹ chỉ quan tâm đến anh trai con thôi, nhưng rõ ràng anh ấy rất quậy phá, vậy mà cha mẹ cũng không chú ý đến con. Con hiểu rồi. Vậy thì con phải học theo anh ấy, như vậy thì cha mẹ cũng sẽ bắt đầu quan tâm, để ý đến con”.
Chính vì vậy, muốn con làm những việc tích cực thì bạn phải quan tâm đến những hành vi tích cực của con hơn và bớt chú ý đến những hành vi tiêu cực. Được cha mẹ quan tâm, con trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Cổ vũ hành vi – thói quen tốt
Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn không quản khi con làm sai, mà có nghĩa là bạn sẽ quan tâm, cổ vũ, khen ngợi những hành động tích cực của con hơn. Hãy để con thấy rằng nếu con làm những hành động đúng đắn thì sẽ có được nhiều ích lợi: được cha mẹ quan tâm, làm cha mẹ vui lòng, được khen ngợi, tâm trạng cha mẹ thoải mái thì sẽ không mắng mình v.v…
Cha mẹ là người bạn đồng hành và cũng là người thầy tốt nhất của con trẻ. Muốn con trẻ tự tin, độc lập, có một tương lai tươi sáng thì cha mẹ phải tìm được cho mình phương pháp giáo dục con đúng đắn, giúp con thành công trong cuộc sống.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!