Giận dữ, la hét là hành động thường thấy ở trẻ em. Điều cha mẹ cần làm là hiểu và giúp con bình tĩnh trở lại. Để làm được điều đó cha mẹ cần biết một số cách chế ngự trẻ giận dữ.
Tại sao trẻ giận dữ?
Tiến sĩ kiêm nhà tâm lý học lâm sàn Ray Levy từng cho biết: “Trẻ giận dữ thực sự là điều khủng khiếp, gây nên nhiều phiền toái. Thế nhưng, đó là một phần của tuổi thơ”. Theo đó, những đứa bé trong độ tuổi từ 1 đến 4 chưa phát triển khả năng khống chế cảm xúc tốt. Chúng thường sẽ dễ mất bình tĩnh. Vì vậy, các bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện giận dữ.
Levy nói thêm: “Với trẻ 1 – 2 tuổi, sự cáu gắt là cách mà chúng truyền đạt việc muốn uống sữa, muốn thay tã hay muốn một món đồ chơi nào đó. Thời điểm này, bé chưa thể dùng ngôn ngữ để đối thoại. Khi bố mẹ chưa kịp đáp ứng, chúng sẽ càng khó chịu và quấy khóc. Còn với trẻ 3 – 4 tuổi, hội chứng giận dữ là biểu hiện của sự phản kháng. Đây là giai đoạn mà bé đã tự chủ hơn. Bọn trẻ biết được những điều mà chúng muốn. Ngoài ra, các bạn nhỏ cũng thích thể hiện quan điểm của mình. Nếu bạn không làm theo ý chúng? Hậu quả là những cơn giận dữ không có hồi kết”.
Những cách giúp xử lý khi trẻ giận dữ
Từng bước để ngăn chặn cơ giận dữ của con
Đối với trẻ con, việc dành nhiều thời gian chơi với con là điều hết sức quan trọng. Khi chơi hãy để cho trẻ là người quyết định và dẫn dắt trò chơi. Và cho con thấy rằng bạn rất chú ý đến con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm, là nền tảng để con bình tình chia sẻ khi gặp chuyện không vui.
Thường xuyên chơi và lắng nghe con
Thường xuyên khen ngợi những mặt tốt của trẻ, thậm chí từ những hành vi nhỏ nhất. Khi trẻ được chú ý, được khen ngợi sẽ có xu hướng thực hiện lại những điều đó. Bạn cũng có thể là tấm gương cho con trong việc xử lý nóng giận, chẳng hạn như hít thở sâu. Sau khi bình tĩnh bạn cũn nên nói với chính mình rằng “Mẹ à, mẹ thực sự đã phản ứng thái quá”. Hãy cho con của bạn biết rằng, thỉnh thoảng chúng ta cũng mắc phải những sai lầm.
Đừng cố gắng khiến trẻ bình tĩnh
Khi trẻ nổi cơn nóng giận hãy mặc kệ chúng. Chỉ quan tâm khi chúng có ý định tự làm hại bản thân. Khi bạn không thể hiện sự chú ý đến con, chúng sẽ tự dừng lại hành vi của mình. Nên để trẻ một mình khi chúng cáu giận. Tuy nhiên cũng nên chú ý khi thấy chúng có biểu hiện cắn, đập phá đồ đạc. Hãy nói cho con hiểu việc làm tổn thương chính mình và người khác là điều không thể chấp nhận được.
Nên nói nhỏ nhẹ với con
Không nên lớn tiếng với trẻ nhỏ vì mục đích của chúng là muốn chúng ta cùng tham gia. Khi trẻ giận dữ, la hét ở rạp chiếu phim hay nơi công cộng, hãy đưa chúng ra ngoài. Hãy để trẻ tự chọn vị trí ngồi, điều này có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Đối với một số trẻ, kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng giận dữ.
Sau khi qua cơn thịnh nộ, hãy đưa trẻ trở về nên đầu tiên. Nếu trẻ giận dữ vì bạn yêu cầu con nhặt món đồ chơi, thì con nên quay lại nhặt khi đã bình tĩnh. Khi con đã bình tĩnh và quay trở lại nhặt đồ chơi, bạn cũng nên khen ngợi con. Điều này sẽ giúp con nhớ những hành vi tích cực và thực hiện chúng nhiều hơn.
Hiểu lý do vì sao con trẻ phản ứng mạnh mẽ
Trẻ con có thể nói cho bạn biết mong muốn hay những gì chúng cần, nhưng điều đó không có nghĩa chúng đã hết giận. Chúng cũng giống như người lớn, vẫn học cách xử lý cảm xúc mỗi ngày. Con bạn cũng coi trọng sự tự lập, vì vậy thỉnh thoảng sự giúp đỡ của bạn sẽ khiến chúng bực bội. Con bạn sẽ dần nhận ra rằng chúng có thể tự làm mọi thứ ví dụ như việc cột dây giày. Nguồn cơn của sự giận dữ thường bắt nguồn từ nỗi buồn. Khi buồn, trẻ dễ lạc trong cảm xúc và không biết cách để xử lý tình huống.
Cố gắng thấu hiểu con
Theo Tiến sĩ Tiến sĩ Hoecker, trẻ trong khoảng 2 tuổi rưỡi có vốn từ vựng chỉ 50 từ. Và chúng không thể liên kết 2 từ cùng một lúc. Việc giao tiếp của chúng bị hạn chế tuy nhiên trẻ lại có nhiều suy nghĩ, mong muốn cần được đáp ứng. Khi bạn không hiểu hoặc hiểu lầm con, chúng sẽ cảm thấy thất vọng và hoảng loạn. Để giải quyết vấn đề này cha mẹ nên dạy con những từ cần thiết như: sữa, thức ăn, mệt mỏi…
Một cách khác để hiểu con đó chính là đồng cảm với con. Điều này có thể giúp loại bỏ những cơn giận dữ của chúng. Cha mẹ nên dạy cho con một số ngôn ngữ kí hiệu để để trẻ có thể diễn tả mong muốn của chúng. Ví dụ hãy nói với con rằng chỉ cho bạn biết những gì con muốn. Những điều này có thể không rõ ràng, nhưng luyện tập nhiều bạn sẽ hiểu con nhiều hơn.
Cho con bạn một chút không gian
Theo Linda Pearson “Trẻ con đôi khi chỉ cần trút cơn giận của mình, hãy để chúng một mình”. Phương pháp này giúp trẻ trút giận mà không đập phá. Khi chúng ở một không gian riêng trẻ sẽ dễ bình tĩnh mà không cần phải la hét, đấu trí với bạn.
Hướng trẻ đến những thú vui khác
Hãy khéo léo hướng trẻ qua những trò chơi hay thú vui mới để trẻ lãng quên cơn thịnh nộ vừa xảy ra. Một số bà mẹ nói rằng trong túi xách của họ lúc nào cũng có đồ chơi. Khi con họ giận dữ họ sẽ đưa lần lượt những đồ chơi này ra để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi chúng tập trung dần vào đồ chơi chúng sẽ quên dần cơn thịnh nộ.
Ví dụ khi con bạn đi siêu thị và đến gần khu vực bánh kẹo để đòi mua. Bạn hãy hướng chúng sang quầy kem chẳng hạn. Và nói với chúng là bạn cần mua kem, chúng có thể giúp bạn chọn vài mùi hương.
Hãy trao cho con những cái ôm khi chúng giận dữ
Khi con hoảng sợ, la hét những cái ôm là điều giúp chúng cảm thấy ổn định. Theo Levy, những cái ôm cần chắc chắn, không phải ôm một cách vội vã. Và đặc biệt không nên nói gì thêm khi ôm chúng. Những cái ôm như thế sẽ khiến trẻ an tâm và cảm thấy được quan tâm hơn.
Cho trẻ ăn đầy đủ
Theo Levy “Mệt mỏi và đói là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn giận dữ”. Nhiều cha mẹ nhận thấy rằng con họ thường giận dữ hằng ngày vào những khoảng thời gian trước bữa ăn. Điều này chứng tỏ con bạn có thể đang đói. Với trẻ nhỏ chỉ cần cho chúng ăn uống đầy đủ và nên ăn uống rau củ quả. Thử nghĩ xem bạn sẽ thế nào nếu thiếu ngủ và ăn uống không đầy đủ. Trẻ em cũng như thế, thậm chí nhu cầu còn lớn hơn.
Khuyến khích trẻ em biết cách cư xử
Một số tình huống thử với trẻ em, bạn và con đang ngồi trong một nhà hàng trong nhà thờ. Mẹo để trẻ không quấy khóc là hãy hỏi con bạn và hứa sẽ cho con quà khi hoàn thành. Bạn có thể nói với con rằng “Mẹ hi vọng con có thể ngồi ăn nghiêm túc tối nay, mẹ nghĩ rằng con làm được. Nếu con có thể làm tốt, khi về nhà mẹ sẽ có quà cho con.” Việc giao kèo này hoặc toàn được khuyến khích, miễn là đúng với thỏa thuận ban đầu đưa ra.
Hãy mỉm cười
Đa số phụ huynh đều sợ những cơ giận dữ của con trẻ nơi công cộng. Vì họ sợ rằng những người khác đánh giá họ không phải cha mẹ tốt. Khi bạn tức giận, hãy để con bạn kết thúc cơn giận dữ theo cách của chúng trước khi người khác nhìn vào. Lúc đó bạn chỉ cần cười và lờ đi để trẻ tự bình tĩnh, tự cười trở lại.
Ra khỏi nơi khiến trẻ giận dữ
Đưa trẻ ra một nơi khác cũng là cách giúp trẻ vượt qua cơn giận dữ. Levy nói rằng “Nếu thấy con bạn tức giận vì đồ chơi, bánh kẹo mà chúng muốn. Hãy đưa con ra khỏi khu vực đó đến khi bé bình tĩnh trở lại”. Thay đổi địa điểm thực sự là một cách có thể thay đổi hành vi.
Kỷ luật nhưng không đánh đòn
Khi con làm sai thay vì đánh đòn bạn hãy hít thở thật sâu và xem xét lại những gì con bạn muốn. Hãy nói cho chúng biết những chỗ chúng làm sai. Hoặc những điều đúng đắn cần làm. Hạn chế việc đánh mắng trẻ con.
Xem thêm
Đừng la mắng con nữa! – theAsianparent Vietnam
Làm gì khi bé la hét, ăn vạ và tức giận – Những chiêu bài xử lý cho bố mẹ
La mắng con quá mức- trẻ sẽ ngu đần đi mà không hay biết
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!