Cha mẹ hay phàn nàn cần đọc – La mắng con quá mức trẻ ngu đần đi mà không hay biết!
Hãy tự nhìn lại mình – liệu bạn có phải kiểu cha mẹ hay la mắng con không? Hãy cảnh giác! Bởi phàn nàn quá mức sẽ là nguyên nhân ngầm dẫn đến tình trạng con bị ngu đần đi mà không hay biết.
Cha mẹ hay la mắng con
Nhiều người không tự nhận thấy mình phàn nàn quá mức, chỉ người ngoài cuộc có thể quan sát và thấy sự nóng nảy gằn gọc này. Ví như những lúc muốn con làm gì đó, thay vì nói con nhẹ nhàng và dứt khoát, chúng ta lại quay sang cằn nhằn trách mắng con.
Đơn cử một ví dụ điển hình, thay vì giục con đi tắm với câu nói nhẹ nhàng ” đi tắm nào con”, nhiều bà mẹ lại thay vào đó là một tràng “Nghỉ chơi đi tắm ngay! Suốt ngày chơi với bời! Chả làm được tích sự gì!” thậm chí còn phàn nàn lây cả vào đồ chơi của trẻ ” tắm thì không đi tắm đi, để đồ chơi bừa bộn. Nhà cửa bẩn thỉu. Có nhanh dọn dẹp đồ chơi rồi đi tắm ngay không thì bảo!”
Cùng là một câu nói với mục đích là bảo con đi tắm, nhưng cha mẹ hãy thử cân đo đong đếm câu nói nào nặng nề hơn? câu nói nào lèn vào cảm xúc và tính khí cá nhân hơn?
Nếu cha mẹ không kiềm chế với câu nói và cứ giữ thói quen “xả mắng vô tội vạ“, không khí sẽ trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt, càng thấy con không nghe, cha mẹ càng dùng những từ ngữ nặng nề trách móc hơn. Chính điều này làm trẻ dần dần bị chai mòn với câu la mắng của bố mẹ và nguy hiểm hơn, trở nên ngu đần mà không hay biết!!!
Thực tế, không phải trẻ không hiểu chúng ta muốn con làm gì. Điều không liên quan là những câu nói đệm vào lấn sang phàn nàn chuyện khác! Nhiều lúc con sẽ có thái độ lì lợm, không nghe rồi lừ lừ chống đối, bỏ mặc ngoài tai những lời nói của cha mẹ. Đến lúc này những câu nói chêm vào kia có thể là nguyên nhân tác động tới hành vi chậm đi hoặc hờ hững với mọi thứ của trẻ, gây ra triệu chứng ngu đần chậm phản ứng nếu chịu đựng trong thời gian dài.
Tưởng chừng đây là điều khó có thể xảy ra, nhưng cha mẹ nên biết những gì lặp đi lặp lại sẽ thành thói quen, cằn nhằn phàn nàn con cái sẽ có thể trở thành một thói quen xấu mà cha mẹ không thể tự mình nhận ra. Chỉ đến khi con trì trệ và lì lợm đi hẳn, cha mẹ sẽ phải hối hận với hành động của mình!
LÀM SAO ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH KIỂU CHA MẸ HAY LA MẮNG CON?
1. Hãy suy nghĩ trước khi nói – nói ngắn gọn
Điều này là rất cần thiết. Trước khi nói hay sai con làm gì đó, hãy nghĩ trước câu nói sao cho ngắn gọn, câu chữ sắp xếp rành mạch, tránh nói dài dòng, cố gắng đi vào trọng tâm, dứt khoát.
Ví dụ như: “Ăn cơm thôi nào!” hay ” Chơi xong con dọn đồ chơi vào nhé!”
2. Đưa ra lựa chọn cho trẻ
Ví dụ như “chúng mình ăn cơm trước hay đi tắm trước nhỉ?”. Cách hỏi này sẽ tránh được sự chống đối của con hay tạo cho bé cảm giác con không bị bố mẹ bắt ép làm gì đó. Bé có lựa chọn, bé là người quyết định cơ mà!
3. Lựa chọn câu nói và giọng điệu phù hợp với con khi nói
Bởi giọng nói khác nhau sẽ đưa đến thông điệp và cảm xúc đi kèm khác nhau. Cách nói khác nhau sẽ ảnh hưởng tới cách tiếp nhận của người nghe. Trẻ dù nhỏ nhưng có thể cảm nhận nhanh nhạy cảm xúc của cha mẹ lồng vào trong câu nói. Câu nói ngọt ngào nhẹ nhàng sẽ làm con cảm thấy được chào mời rủ làm gì đó chứ không phải bị sai hay bắt ép.
Thử so sánh “Bây giờ mẹ con mình ra ăn cơm nhé!” và “có ăn cơm không thì bảo”…. Câu nào, chính cha mẹ muốn được nghe hơn?
4. Nhìn vào mắt con – nói chầm chậm và rõ ràng
Điều cha mẹ nên biết, trẻ nhỏ rất dễ mất tập trung, nhiều khi do quá say sưa vào một bộ phim hoạt hình mà mẹ nói gì con không màng tới. Hoặc nói xong, dạ dạ vâng vâng rồi lại hay quên hoặc bé bị cuốn hút vào một việc khác. Muốn để con nhớ những gì cha mẹ dặn, hãy nhìn vào mắt con, nói chầm chậm rõ ràng. Chỉ 1 câu là đủ, không gắn nối nói thêm các sự việc tình trạng xung quanh. Nên nhớ cách nói hiệu quả này: Nhìn vào mắt con – nói chầm chậm rõ ràng, ngắn gọn dứt khoát.
5. Hãy là tấm gương cho con học tập
Chỉ nói thôi chưa đủ, hãy thể hiện bằng hành động và là tấm gương cho con học theo. Ví dụ khi ăn không nghịch điện thoại, không làm việc riêng. Hoặc nếu nói con dọn đồ chơi, cha mẹ có thể cùng giúp con và dạy con cách dọn đồ chơi nhanh chóng hay cất dọn khoa học.
6. Nói thật, làm thật!
Nếu không nói đi đôi với làm, trẻ có thể không phục hoặc sau này trở nên chai lì với những câu nói dọa nạt phàn nàn của cha mẹ. Bởi chúng biết “mẹ chỉ nói thôi, lần trước cũng thế!”. Đôi khi nên có mốc thời gian rõ ràng, ví dụ, có thể cho trẻ chơi nhưng giao kèo là đến 9 giờ phải đứng lên dọn đồ chơi. Đúng 9 giờ là nhắc lại con và cùng dọn đồ hoặc làm gương cho con. Hoặc đã hứa mua cho con cái gì nếu đạt điều gì… thì hãy đừng lẳng lặng quên đi hay nghĩ chắc con quên rồi nhé! Tác phong này có hiệu quả hơn cả đòn roi, câu nói to tiếng. Trẻ sẽ biết cha mẹ tôn trọng em, nói thật làm thật.
Việc nuôi dạy con đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và cần thực sự hiểu con. Đội ngũ TheAsianparent gửi gắm tới cha mẹ 6 cách này giúp việc giao tiếp và cư xử với con trở nên dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ trở thành một ông bố bà mẹ nóng tính hay cằn nhằn. Con bạn sẽ trở thành em bé đáng yêu, biết nghe lời và có tính kỷ luật cao.
Nguồn: Tạp chí TheAsianparent Thailand
Các bài viết có liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!