Sai lầm trong nuôi dạy con của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
1 – Trách mắng con ở nơi công cộng hay trước mặt người khác
Với thói quen cha mẹ là người lớn, người có quyền nên con sai đâu cha mẹ cứ sa sả mắng con vì cho đó là điều đúng cho con, là quyền hạn và trách nhiệm của cha mẹ phải uốn nắn con kịp thời.
Cha mẹ ơi, nếu cha mẹ mất mặt giữ thể diện thì con cũng vậy đó, con cũng mất mặt, xấu hổ và tổn thương về mặt tinh thần nghiêm trọng với những lời chì chiết, nhiếc mắng của cha mẹ.
Nếu con làm sai ở nơi công cộng, cha mẹ hãy làm cho con bình tĩnh lại, nói chuyện và giải thích ngắn gọn để con hiểu và học. Sự la mắng không làm con học được việc sửa chữa điều con đang sai mà con sẽ học được khi tức giận mình có quyền la mắng người khác, la mắng xối xả như cha mẹ đang la mắng con vậy.
2. Tìm cách đổ lỗi
Con té – lập tức ông bà, cha mẹ chạy đến đánh chừa cái ghế, cái bàn, cái nền nhà… những thứ xung quanh con, gần với nơi con té, con đau. Dạ vâng đó chính là sự đổ lỗi.
Thay vì dạy con cẩn thận, chịu trách nhiệm thì cha mẹ đã tạo ra công cụ để giúp con chuyển hóa toàn bộ việc lỗi lầm sang mang vật nào đó, và khi con lớn sẽ luôn có một người, một lý do cho con biện hộ mọi lỗi lầm của mình, thay vì học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ những sai lầm, trải nghiệm sai lầm là một phần trong quá trình phát triển của mỗi em bé mà.
Cha mẹ ơi đây là nguyên nhân chính hình thành tính cách bảo thủ, khó tiếp thu và không bao giờ nhìn nhận lại bản thân của con sau này.
3 – So sánh con với con nhà người ta
Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều cha mẹ mong muốn, là con nhà người ta sẽ trở thành hình tượng mẫu để trách móc con: con phải như thế này, con thấy bạn A không?, tại sao con lại không được như thế?, con nhà người ta…. và cứ thế tiếp diễn hằng ngày, từng sự việc, từng niềm mong ước hay từng sai lầm gì của con…
Sai lầm trong nuôi dạy con của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
Mục đích của việc so sánh là giúp phụ huynh giải tỏa nỗi thém khát mong muốn như con nhà người ta, đồng thời để cho con nhìn hình tượng mà tự rút kinh nghiệm và học hỏi. Tuy nhiên, điều này không giúp khích lệ con mà mang lại tác dụng ngược, con sẽ chỉ thêm mặc cảm, tự ti hoặc con hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.
4 – Sai lầm trong nuôi dạy con – Chấp nhận yêu cầu để con không ăn vạ
Đây có thể được gọi là thỏa hiệp với cái sai, cái con cần được học, cái con cần được uốn nắn thì cha mẹ lại mềm lòng, thỏa hiệp và chấp nhận những yêu cầu để giải quyết sự việc mà phụ huynh cảm thấy phiền lòng ngay tại thời điểm đó. Ví dụ: cho con xem ipad để con không ăn vạ khóc lóc, một lát mẹ sẽ mua kẹo (kem, bánh, đồ chơi cho con) nên con hãy ngoan đừng khóc nữa…
Con luôn biết nếu đi ra ngoài, mình khóc lóc, mè nheo một xíu là cha mẹ sẽ cho điều mình mong muốn, vì cha mẹ sẽ làm mọi thứ và cố gắng để ngăn chặn những việc ăn vạ, khóc lóc, mè nheo nhất là ở nơi công cộng.
Sai lầm trong nuôi dạy con của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
Hãy nhất quán trong việc dạy và hướng dẫn con là một hành vi xấu là không chấp nhận được dù trong bất kì tình huống nào và trong trường hợp còn tiếp tục, con sẽ bị phạt như đã thỏa hiệp. Dạy con cái xấu không thể thỏa hiệp để con học cách phân biệt đúng sai, xấu tốt HAY để khi con gặp người xấu, việc không tốt con là một kẻ đồng lõa và thỏa hiệp với nó?
5 – Nói quá nhiều, nói quá dài dòng
Cha mẹ đưa quá nhiều lý thuyết suông cho con, nhưng đôi khi cha mẹ lại không làm được hay không là hình tượng mẫu cho con. Trong khi đó trẻ nhỏ thì sự chú ý và tập trung là rất ngắn, trẻ không thể nắm bắt hết ý hay lời nói của cha mẹ nếu cha mẹ nói quá dài dòng và lý thuyết quá cao siêu cho trẻ. Do vậy không phải lúc nào cũng có thể lắng nghe cha mẹ dạy dỗ về cách hành xử. Ngoài ra, việc nói quá nhiều cũng khiến cho con chán nản. Phụ huynh nên nói ngắn gọn và dứt khoát để có thể đạt được hiệu quả.
6. Thiếu kiềm chế hay kiểm soát cảm xúc
Sự la mắng hay thỏa hiệp với cái sai là hậu quả phía sau của việc thiếu kiềm chế hay thiếu kiểm soát cảm xúc của cha mẹ. Trẻ em nhìn người lớn để học cách kiểm soát cảm xúc cho chính bản thân mình, vì vậy cha mẹ càng thiếu kiểm soát cảm xúc, và luôn bộc lộ sự cáu giận của mình, và chuyển hóa sự cáu giận của mình qua những lời la mắng hay đòn roi, thì trẻ em cũng sẽ học cách giải quyết những cơn bùng nổ cảm xúc của mình như vậy: la hét, đánh bạn, cắn bạn khi tức giận…
Để con hiểu được rằng mình đang làm sai, bạn chỉ cần nói một cách điềm tĩnh nhưng dứt khoát.
7. Ép con phải theo ý mình
Mọi thứ đều là sự sắp xếp và mong muốn của cha mẹ vì đó là tình yêu thương và là điều tốt nhất cho con – đó chính là cách cha mẹ thường nghĩ.
Sai lầm trong nuôi dạy con của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
Vậy thưa cha mẹ, khi nào và cơ hội nào thì con sẽ học được sự tự lập, sự tự tin, học được tự mình giải quyết vấn đề, tự mình làm, tự mình chịu trách nhiệm. Phải chăng cha mẹ đã đòi hỏi quá nhiều hay mong chờ phép màu xuất hiện tất cả các đức tính trên sẽ tự động có trong con mà không qua quá trình được học tập và rèn luyện cho đến khi thành đức tính của con?
Con phải luôn căng thẳng đoán ý cha mẹ muốn gì để làm hài lòng cha mẹ, vì làm ngược lại hay không muốn thì cha mẹ cũng sẽ ép con làm điều đó. Cách dạy con này sẽ khiến trẻ luôn sống trong trạng thái căng thẳng, không thoải mái để phát triển hết khả năng của mình.
8. Sai lầm trong nuôi dạy con – Phạt quá nặng
Cha mẹ dùng đòn roi để phạt con về những lỗi lầm hay những điều con không làm cha mẹ hài lòng và cha mẹ dán nhãn cho con là hư, là không ngoan.
Sai lầm trong nuôi dạy con của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
Đòn roi không làm con ngoan lên mà chỉ làm con có khuynh hướng chai lì hơn thôi. Con không học được lý do, nguyên nhân, hậu quả, mà cái con học được khi không còn cách giải quyết thì bạo lực là con đường giải quyết cho các mâu thuẩn, tranh chấp hay khi muốn một người theo ý mình, y như cha mẹ đã làm với con.
Phạt con cái trong lúc tức giận và chán nản là phương pháp không được khuyến khích. Thay vào đó, cha mẹ nên viết những quy tắc rõ ràng trong gia đình để con biết mình sẽ gánh hậu quả như thế nào khi làm sai.
9. Kỷ luật không nhất quán
Hôm nay con bị phạt vì không dẹp đồ chơi, nhưng hôm qua trong lúc con đi chơi mẹ muốn đi chợ ngay thế là mẹ bảo con không cần dẹp và đi cùng mẹ ngay?
Cha mẹ làm con rối loạn trong việc kỷ luật con, trong quá trình con học chịu trách nhiệm. Con không thể hoặc chưa hiểu được cùng cái sai ấy sao có ngày bị phạt có ngày không.
Vì vậy khi cha mẹ phạt một hành động nào đó không tốt của con, khi con tiếp tục tái phạm thì đừng bỏ qua, hãy kỷ luật con giống như lần phạt trước. Bởi vì nếu bạn kỷ luật không nhất quán sẽ làm cho trẻ bối rối và đưa đến những thông điệp khiến trẻ hiểu sai.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết Sai lầm trong nuôi dạy con của chúng tôi, chúng tôi hy vọng cha mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm nuôi dạy con tốt nhất cho chính mình,
Đọc thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!