X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não

Mất 6 phút để đọc
Trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo nãoTrẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não

Sự khác biệt về bộ não và trí thông mình của trẻ nhỏ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ đối xử với chúng.

Sự khác biệt về bộ não và trí thông mình của trẻ nhỏ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ đối xử với chúng. Nghiên cứu mới đây chứng minh trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não hơn.

Ảnh chụp của các nhà thần kinh học Mỹ cho thấy bộ não của một đứa trẻ ba tuổi được cha mẹ yêu thương (bên trái) lớn hơn nhiều so với trẻ bị ngược đãi hoặc bỏ rơi (bên phải), theo Telegraph. Bộ não bên phải chứa nhiều vết đen hơn và thiếu một số vùng não quan trọng so với bộ não bên trái.

tre-em-bi-cha-nguoc-dai-de-bi-teo-nao

Ảnh chụp bộ não đứa trẻ ba tuổi được cha mẹ yêu thương (bên trái) và bị ngược đãi (bên phải). (Ảnh: Telegraph)

Allan Schore, giáo sư tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), Mỹ, người tham gia nghiên cứu, cho biết 80% tế bão não người được tạo ra trong hai năm đầu đời. Quá trình tăng trưởng tế bào não là kết quả tương tác giữa trẻ nhỏ với người chăm sóc chính, thường là mẹ. Sự phát triển các mạch máu trong não phụ thuộc vào tác động tích cực của người mẹ tới em bé.

tre-em-bi-cha-nguoc-dai-de-bi-teo-nao

Trẻ em bị ngược đãi khó phát triển đầy đủ các chức năng của bộ não. Ảnh minh họa: Huffington Post

Schore chỉ ra rằng, trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não. Cụ thể, nếu một đứa trẻ không được đối xử tốt trong hai năm đầu đời, nhiều gene chịu trách nhiệm hình thành chức năng não bộ, bao gồm cả trí thông minh, không thể hoạt động.

Phát hiện có ý nghĩa rất lớn đối với người làm chính sách xã hội. Họ sẽ có những biện pháp can thiệp sớm, hướng dẫn cho các bà mẹ cách đối xử với con mình để bộ não của chúng phát triển đầy đủ.

tre-em-bi-cha-nguoc-dai-de-bi-teo-nao

“Can thiệp sớm là một biện pháp có khả năng thay đổi xã hội. Những đứa trẻ thế hệ tiếp theo sẽ phát triển tốt hơn, ít phạm tội hơn và người lớn được giáo dục tốt hơn”,Andrea Leadsom, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, cho biết.

Dưới góc độ pháp luật, hành động ngược đãi con cái sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề bạo lực với trẻ em, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,3 triệu trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt và các em có nguy cơ bị bạo lực. Con số này chiếm khoảng 12% số trẻ em ở Việt Nam.

Liên quan đến việc cha mẹ ngược đãi con cái, luật sư (LS) Phạm Thanh Bình và LS Trương Thị Hòa cho biết, việc ngược đãi, gây hại đến danh dự, tính mạng của trẻ, ngoài việc bị truy tố trách nhiệm hình sự, những người bạo hành còn thể bị tòa án tước quyền làm cha mẹ.

Tùy theo tính chất, mức độ và hoàn cảnh phạm tội, tòa án sẽ quyết định tước quyền nuôi con của người gây ra hành vi thương tổn cho con cái trong thời gian nhất định.Việc chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ được trao cho người còn lại trong gia đình (nếu mẹ gây thương tổn cho con thì giao quyền cho cha và ngược lại).

Trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị tước quyền nuôi con thì việc chăm sóc, dạy dỗ đứa trẻ sẽ được giao cho Trung tâm bảo trợ trẻ em ở địa phương đảm trách.

Tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Khoản 2, 3 Điều 49 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình như sau: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình.
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời
  • Không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Có thể thấy, ngoài việc pháp luật cần có những chế tài xử lý những hành vi bạo lực nghiêm khắc hơn nữa, các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến người dân.

Đặc biệt cần tăng cường vai trò của các cơ quan Nhà nước chuyên trách trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em đến mọi vùng miền đất nước, đến từng gia đình, nhà trường, khu dân cư.

Kết luận

Vì tương lai của con, cha mẹ hãy kiểm soát và cân bằng những cảm xúc, hành vi tiêu cực của bản thân. Mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, hãy tránh xa trẻ, uống một ly nước càng chậm càng tốt, hít thở sâu, hoặc trước khi định có hành động gì, hãy nghĩ đến hậu quả.

Mỗi hành động trừng phạt trẻ về thể xác và tinh thần bao giờ cũng để lại hậu quả khôn lường. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy luôn cố gắng vượt qua được những khó khăn, trở ngại, hãy có những hành động thiết thực để cải thiện cuộc sống gia đình, giúp các con của mình trưởng thành bằng điểm tựa tinh thần vững chắc của cha mẹ.

Theo VnExpress

Xem thêm

  • Brain Yoga Cho bé tập Yoga cho não nào!
  • Phẫn nộ vì con trai làm ngơ để vợ ngược đãi mẹ ruột
  • Ngược đãi con cái – Khi hành động này không còn là chuyện lạ nữa…

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cập nhật và thảo luận cùng những cha mẹ khác nhé!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não
Chia sẻ:
  • Dừng ngay việc này trong 2 năm đầu đời nếu không muốn con bị teo não!

    Dừng ngay việc này trong 2 năm đầu đời nếu không muốn con bị teo não!

  • Ngược đãi con cái - Khi hành động này không còn là chuyện lạ nữa...

    Ngược đãi con cái - Khi hành động này không còn là chuyện lạ nữa...

app info
get app banner
  • Dừng ngay việc này trong 2 năm đầu đời nếu không muốn con bị teo não!

    Dừng ngay việc này trong 2 năm đầu đời nếu không muốn con bị teo não!

  • Ngược đãi con cái - Khi hành động này không còn là chuyện lạ nữa...

    Ngược đãi con cái - Khi hành động này không còn là chuyện lạ nữa...

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn