- Không dùng những thức ăn có chứa độc tố: Tuyệt đối không ăn thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.
- Bảo quản thức ăn đúng cách: Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ, thực phẩm sống chưa chế biến thì nên bảo quản trong tủ lạnh với nhiều độ phu hợp.
- Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi: Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng.
- Vệ sinh thức ăn kĩ khi chế biến: Rửa các loại trái cây tươi trực tiếp dưới vòi nước đang chảy. Bạn cũng nên chú ý vệ sinh dụng cụ dao, thớt, xoong nồi khi nấu ăn thật kĩ.
- Thường xuyên vệ sinh tay chân: Nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bên ngoài. Đối với người lớn nên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống
Nếu bạn đã xử lý tích cực nhưng trẻ bị ngộ độc thức ăn có những dấu hiệu nặng hơn như: nôn trên 5 lần/ngày, mệt lả người và ngủ li bì, dịch nôn có máu hoặc ngả màu xanh,… cùng một số dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, đau quặng bụng, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày,… thì nên đưa trẻ đến bệnh việc để kiểm tra ngay lập tức.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước – Mẹ tuyệt đối không được lơ là
- Thiết kế thực đơn cho trẻ em tiểu học tại nhà trong mùa dịch COVID-19
- 18 thực đơn cho trẻ ăn cơm nát ngon lành, đủ dinh dưỡng ăn hoài không ngán
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!