Mẹ cho con bú dù có cẩn thận thế nào thì vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thức ăn. Khi đó, mẹ rất lo lắng vì không biết mẹ cho con bú bị ngộ độc thức ăn thì có nguy hiểm cho bé hay không. Câu trả lời là không. Ngộ độc gây vấn đề cho dạ dày của bạn, không tạo ra chất độc trong sữa mẹ!
Ngộ độc thức ăn là gì? Vì sao mẹ cho con bú bị ngộ độc thức ăn?
Ngộ độc thức ăn là do ăn thực phẩm bị ôm nhiễm có chứa độc tố và vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn, chẳng hạn như E Coli, salmonella và listeria, các loại virus như rotavirus có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Ký sinh trùng như Giardia cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn đồ ăn chưa nấu chín. Vì vậy, bạn cần cẩn thận trong khi ăn hải sản, thịt và các sản phẩm từ sữa trong thời kỳ cho con bú.
Triệu chứng mẹ cho con bú bị ngộ độc thức ăn
Khi bị ngộ độc thực phẩm, mẹ có thể có triệu chứng:
- Buồn nôn
- Nôn
- Tiêu chảy
- Chuột rút bụng
- Sốt
- Máu trong phân và chất nôn
- Mất nước
- Khô miệng
- Mệt mỏi, lâng lâng
- Mờ mắt
- Suy nhược cơ bắp và ngứa ran ở cánh tay
Mẹ cần làm gì khi bị ngộ độc thức ăn?
Tăng lượng chất lỏng trong cơ thể
Đây là biện pháp để điều trị mất lỏng. Chất lỏng hydrat hóa cơ thể của bạn cũng như giúp tăng sản xuất sữa ở các bà mẹ cho con bú. Mẹ nên uống thức uống không chứa caffein để điều trị tiêu chảy và mất nước. Dung dịch bù nước đường uống (ORS) có thể giúp cân bằng lượng muối, nước và đường trong cơ thể của bạn.
Nó cũng có thể giúp thay thế chất lỏng bị mất do tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy trong hơn ba ngày, nên dùng các thực phẩm lỏng và tránh dùng các sản phẩm từ sữa.
Dùng kháng sinh
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại và các vi khuẩn khác trong dạ dày của bạn. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống. Một số loại thuốc có thể truyền vào sữa mẹ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế mẹ cần đi khám bác sĩ để cân nhắc các rủi ro và lợi ích của thuốc.
Thuốc tiêm tĩnh mạch
Nếu bị ngộ độc nặng, mẹ nến đến bệnh viện để điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch. Truyền dịch và thuốc có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng. Điều trị kịp thời cũng có thể giúp bạn giữ an toàn cho bé khỏi mọi nhiễm trùng.
Mẹ có tiếp tục cho con bú khi bị ngộ độc thức ăn được không?
Mẹ có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi bị nôn mửa, tiêu chảy và đau quặn bụng. Vì vi khuẩn chỉ có trong dạ dày của bạn chứ không có trong sữa mẹ, nên việc cho bé bú mẹ là an toàn. Nếu chất độc đi vào máu, bạn cần ngừng cho con bú và đến bác sĩ. Để cho con bú dễ dàng hơn, mẹ có thể làm theo một số bí quyết sau:
Cho bé bú trong tư thế nằm
Nếu mẹ chưa quen cho bé bú trong tư thế nằm thì có thể cảm thấy khó khăn ban đầu. Tuy nhiên mẹ sẽ dần dần làm quen được. Mẹ nên cho bú với tư thế này trước khi bé ngủ vào buổi tối và vào buổi sáng. Như thế, mẹ có thể giảm tối đa sự khó chịu cho mình.
Uống nhiều nước
Liên tục uống nước từng ngụm nhỏ. Khi ngộ độc, mẹ sẽ rất dễ bị mất nước vì nôn, tiêu chảy. Do đó cần bổ sung nước thường xuyên và đều đặn. Mẹ cũng có thể uống nước ORS để bù nước nhanh hơn.
Nằm trên giường với con
Nếu mẹ mệt và không muốn đứng dậy nhiều lần, mẹ có thể đặt con nằm trên giường cạnh mình. Hoặc nếu vẫn muốn cho bé nằm nồi riêng, mẹ nên đặt nôi gần giường. Nhờ đó mẹ có thể luôn luôn gần bé và cho bé bú bất cứ khi nào bé cần.
Nghỉ ngơi nhiều
Nếu mẹ quá mệt thì hãy cứ nghỉ ngơi. Mẹ cũng có thể cho con uống sữa công thức nếu như cảm thấy không thể cho con bú được. Sữa công thức vẫn là một nguồn dinh dưỡng tốt và đầy đủ cho bé.
Vậy mẹ đã có thể yên tâm mẹ cho con bú bị ngộ độc thức ăn cũng không gây nguy hiểm cho bé. Vì thế mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng thì sẽ hồi phục nhanh chóng. Và hãy luôn ưu tiên để cơ thể mình được hồi phục trước. Hãy luôn nhờ người thân giúp đỡ chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!