Trẻ sơ sinh thở nhanh, khò khè về đêm là những điều làm bố mẹ lo lắng. Liệu điều này có gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con hay là bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thông tin bổ ích về tình trạng thở nhanh, thở khò khè về đêm của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở nhanh
Một số nguyên nhân cho biểu hiện bất thường này có thể là do bệnh lý tiềm ẩn hoặc chỉ diễn ra nhất thời. Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch kém, nên chưa thể tự điều khiển được hơi thở. Dễ xảy ra hiện tượng thở nhanh, thở gấp ở trẻ.
Ngoài ra khi ngủ ban đêm, nhiều lúc em bé sẽ thở nhanh hay phát ra tiếng “khò khè”. Nguyên nhân là do cấu trúc mũi của bé mới sinh thường rất nhỏ. Lúc này mũi là đường hô hấp duy nhất nên bé chưa thể chủ động điều chỉnh nhịp thở. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nghẹt mũi và cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phân khác của hệ hô hấp.
Trẻ thở nhanh, mạnh đôi khi là do tư thế nằm ngủ chưa đúng
Hiện tượng thở nhanh ở trẻ sơ sinh được xác định khi nhịp ở của bé ở mức:
- Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống: trên 60 nhịp/phút
- Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi: trên 50 nhịp/phút
- Em bé từ 1 đến 5 tuổi: trên 40 nhịp/phút
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở nhanh hay bình thường
Khi bé hít vào và thở ra sẽ có khoảng ngừng lên đến 5 giây. Điều này cũng có thể sẽ thay đổi theo thời gian do bé sẽ lớn lên. Đối với trẻ từ khoảng 2 tháng tuổi trở xuống, nhịp thở sẽ khoảng 60 lần/phút. Và với trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi, nhịp thở sẽ giảm dần theo thời gian xuống khoảng 50 lần/phút.
Có thể xác định bệnh lý bằng cách đếm nhịp thở
Để chắc chắn rằng bé thở bình thường và không có vấn đề về nhịp thở. Mẹ có thể kiểm tra nhịp thở của bé theo các cách như sau:
- Áp má vào cạnh miệng và mũi của trẻ: Cách này sẽ giúp mẹ cảm nhận được hơi thở của trẻ có nặng hay không. Vì khi nghẹt mũi, bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng. Nên phương pháp này sẽ giúp mẹ kiểm tra được thêm phần mũi của bé có đang gặp vấn đề hay không.
- Đặt nhẹ tay lên vùng ngực của bé hoặc nhìn song song với ngực bé: Với cách này, mẹ sẽ đếm được rõ nhất nhịp thở của bé. Thông qua những lần nhấp nhô của ngực khi bé hô hấp.
- Cảm nhận và lắng nghe hơi thở: Xem thử có phát ra âm thanh lạ hay không. Từ đó đưa ra được chẩn đoán điều trị cho bé kịp thời. Tránh phát sinh thêm bệnh ngoài ý muốn.
Trẻ sơ sinh thở nhanh có sao không?
Triệu chứng thở nhanh ở bé có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan về đường hô hấp. Nhưng đáng chú ý và có tỷ lệ mắc cao nhất là bệnh viêm phổi. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là độ tuổi rất dễ mắc phải bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó có thể là một số bệnh lý khác như:
- Chứng suy hô hấp: Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên và nghe âm thanh khò khè
- Khó thở thanh quản: Trường hợp này thanh quản có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.
Trẻ sơ sinh thở nhanh có thể mắc phải bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm
Lưu ý, đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi nhưng nhịp thở lên đến 70 lần/phút. Lúc này các mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị ngay. Vì đây là dấu hiệu của viêm phổi nặng, rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở nhanh
Dưới đây là một số cách hỗ trợ bé khi bé gặp tình trạng thở nhanh, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
- Thường xuyên quan sát nhịp thở của trẻ, đặc biệt là trong lúc ngủ. Bằng cách vén áo đếm nhịp thở theo cơ bụng và độ lõm trên bụng.
- Nếu bé đang bú mẹ cần tiếp tục cho bé bú đều. Đến khoảng 6 tháng tuổi nên cho bé uống nhiều nước.
- Tuy nhiên nếu thấy bé gặp tình trạng thở nhanh, sốt, ngủ li bì, bỏ bữa. Các mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của bé.
- Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt. Thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Điều quan trọng nhất khi nhận thấy trẻ sơ sinh thở nhanh là phải quan sát triệu chứng đi kèm. Sau đó kịp thời thông báo đến bác sĩ và đưa đến viện trước khi quá muộn. Lưu ý, tuyệt đối không điều trị bằng mẹo dân gian. Hay tự mua thuốc về cho bé uống, có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!