Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không là vấn đề được nhiều người tìm hiểu vì hiện nay mặc dù đã có chỉ thị bắt giam chó thả rông không rọ mõm, nhưng tình trạng chó dại cắn người dẫn đến mắc bệnh dại vẫn đang diễn ra. Hãy cùng nhau tìm hiểu vắc xin dại là gì và tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không nhé.
- Bệnh dại là gì? Công dụng của vắc xin dại
- Nên tiêm vắc xin dại khi nào
- Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bệnh dại là gì? Công dụng của vắc xin dại
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh dại mà căn bệnh gây ra bởi một loại virus có trong các loài động vật và đặc biệt là ở chó. Virus có thể lây nhiễm qua người thông qua những vết cắn của động vật có gây ra vết thương hở tạo điều kiện để virus theo máu xâm nhập vào cơ thể. Sau khi bị cắn, người bị nhiễm virus sẽ không có bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện nào. Vì tại thời điểm này lượng virus bên trong cơ thể người bệnh vẫn chưa đủ lớn để tấn công. Sau khoảng vài tuần hoặc một số trường hợp có thể đến vài tháng sau khi bị cắn thì mới bộc phát những triệu chứng như đau đầu, đau cơ, sốt cao, khó chịu. Nếu không kịp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến co giật, tê liệt toàn thân và ảo giác.
Hiện nay mặc dù Y học đã phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng vẫn chưa tìm ra được thuốc có thể chữa trị dứt điểm bệnh dại. Cách duy nhất ngăn ngừa bệnh là tiêm vắc xin phòng dại. Vắc xin phòng bệnh dại là vắc xin bất hoạt, được chế từ virus dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại. Vắc-xin này hoạt động bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ virus để giúp cơ thể tạo khả năng miễn dịch với bệnh. Khi được tiêm vắc xin dại, người bị động vật mắc bệnh dại trực tiếp gây vết thương hở và vết thương có tiếp xúc với dịch của động vật (phơi nhiễm trực tiếp) sẽ có khả năng miễn dịch, không chế và tiêu diệt sự phát triển của virus bên trong cơ thể.
Vắc xin dại giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus dại
Bài viết liên quan:
Mẹ bầu bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Làm gì khi bị chó cắn để vết thương mau lành và không mắc bệnh dại?
Nên tiêm vắc xin dại khi nào?
Vắc xin ngừa bệnh dại sẽ được ưu tiên tiêm cho những người có nguy cơ mắc bệnh dại đặc biệt cao như các nhân viên trong sở thú hoặc nhân viên dịch vụ bắt cho dại để bảo vệ sức khỏe của họ. Đặc biệt, những người có nguy cơ mắc bệnh dại cao sẽ có một phác đồ tiêm phòng vắc xin riêng. Đối với các nhân viên của phòng thí nghiệm và những người có khả năng tiếp xúc với virus gây bệnh dại nên thường xuyên xét nghiệm định kỳ và tiêm phòng tăng cường nếu cần thiết.
Ngoài ra, nếu xảy ra tình trạng động vật tấn công gây vết thương hở nhưng chưa xác định được động vật tấn công có nhiễm bệnh dại hay không thì việc đầu tiên cần làm chính là vệ sinh vết thương thật sạch với dòng nước chảy liên tục để loại bỏ dịch của động vật. Sau đó băng bó vết thương cẩn thận và đến ngay các trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm trong vết thương có virus dại hay không để từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Nên tiêm vắc xin dại trước hoặc sau khi phơi nhiễm để hạn chế rủi ro do bệnh
Bài viết liên quan:
Trẻ bị chó mèo cắn, đây là cách sơ cứu cần được thực hiện
Chuột Hamster cắn có nguy hiểm không? – Bà mẹ 3 con đã mất sau khi bị chuột hamster cắn!
Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?
Tuy hiện nay vắc xin dại đã phổ biến nhưng vẫn nhiều người còn lo lắng về vấn đề tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và chính vì rào cản này đã khiến người dùng e dè với loại vắc xin này. Tương tự với bất kỳ loại vắc xin nào đang lưu hành trên thị trường, vắc xin dại cũng sẽ có khả năng gây ra một số phản ứng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, về khả năng tiêm vắc xin dại sẽ mắc bệnh dại là hoàn toàn không có căn cứ vì vắc xin dại được điều chế từ virus dại đã chết và hoàn toàn mất khả năng gây bệnh cho người.
Các vấn đề xảy ra khi tiêm vắc xin dại như gây tác hại nghiêm trọng hoặc tử vong là rất khó để có thể xảy ra. Sau đây là một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiến hành tiêm vắc xin dại vào cơ thể:
- Nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ và đau bụng.
- Sưng tấy, đau nhức hoặc có thể ngứa ở vết tiêm.
- Nổi mề đay, đau khớp, sốt cao (xảy ra ở khoảng 6% người tiêm liều tăng cường)
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Vắc xin phòng bệnh dại không gây nguy hiểm đến sức khỏe người được tiêm, nguy cơ gây ra tác hại nghiêm trọng, hoặc tử vong là vô cùng nhỏ. Cũng giống các loại vắc xin khác, việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể gây ra các phản ứng sau tiêm như đau nhức, đỏ, sưng hoặc ngứa nơi tiêm, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, đau cơ, chóng mặt, nổi mề đay, đau khớp, sốt.
Một số người cho rằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở trẻ em sẽ khiến trẻ còi cọc, chậm lớn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh vắc xin phòng bệnh dại sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại là cần thiết để phòng ngừa bệnh dại, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người bị động vật cắn.
Đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra và những vấn đề này hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc khác để giảm mức độ khiến người tiêm vắc xin cảm thấy thoải mái hơn sau khi tiêm.
Tổng kết
Bệnh dại rất nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao cho người nhiễm bệnh. Do đó, khi bị động vật cắn cách duy nhất để phòng chống bệnh dại chính là tiêm vắc xin. Vắc xin ngừa bệnh dại được làm từ virus dại đã chết và không có khả năng gây bệnh. Vì vậy, nguy cơ xảy ra những biến chứng là vô cùng nhỏ và rất hiếm gặp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!