Thực đơn cho trẻ khi bị ho mẹ nên cung cấp thực đơn đầy tinh bột, protein, lipid, các vitamin và khoáng chất. Mẹ cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Vậy cách cho con ăn như thế nào? Dinh dưỡng ra sao? Mẹ cần lưu ý những gì?
Thực đơn cho trẻ khi bị ho hiệu quả
Trứng:
Trứng rất giàu chất kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy nạp chất kẽm trong khoảng 24 giờ sau khi triệu chứng khởi phát có thể rút ngắn thời gian bị bệnh.
Vì vậy, mẹ nên bổ sung trứng gà vào thực đơn cho bé khi bị ho để cung cấp dinh dưỡng, giúp bé nhanh khỏi bênh. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên cho con ăn quá nhiều 1 lúc gây khó tiêu cho trẻ.
Cam hấp muối:
Ăn cam hấp muối là mẹo nhỏ thường được các bà mẹ áp dụng, có thể hỗ trợ cải thiện ho và đờm.
Cách làm: Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút (rất ít) muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng.
Cháo thịt bò cà chua:
Sắt ở thịt bò cùng vitamin A, C trong cà chua là “bộ đôi hoàn hảo” tăng sức đề kháng và loại bỏ dịch nhầy, làm dịu mát cổ họng cho trẻ. Cha mẹ cũng nên lưu ý nếu thịt bò dai quá phải xay kĩ cho con nhé.
Súp rau củ:
Súp rau củ có cà rốt, cà chua, su hào, hạt sen… Tương tự như món cháo rau củ, súp giúp bé bổ sung trực tiếp các vitamin vào cơ thể. Đặc biệt là vitamin C giúp dịu mát cơn đau họng.
Súp bí đỏ:
Món ăn cho trẻ viêm họng biếng ăn ngon miệng hơn bởi hương thơm và màu sắc hấp dẫn. Bí đỏ làm thanh dịu cổ họng bé và hạ sốt khi bị viêm họng.
Súp gà hầm:
Gà có thể nấu cùng hạt sen hoặc nấm. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, súp gà còn giúp đẩy dịch nhờn trong cổ họng bé, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại.
Nước táo đỏ và lê ép:
Nước ép táo và lê có vị thơm mát, ngọt vừa phải hiệu quả giảm ho, đờm cho bé cực kỳ hiệu quả. Táo và lê có nhiều axit để giảm độ pH của các mô giúp loại bỏ các vi khuẩn gây viêm họng.
Hành tây:
Hành tây có thể giúp kháng viêm, giảm ho. Ngoài việc ngâm hành tây với mật ong cho bé uống, mẹ có thể chủ ý cho thêm hành tây vào thực đơn ăn uống thông thường cho bé.
Nấu cháo bỏ thêm chút hành tây hay hành tây xào thịt bò sẽ là món ngon vừa bổ vừa hỗ trợ trị ho.
Cháo tỏi trị ho cho trẻ:
Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
- Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín.
- Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo.
- Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được.
- Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.
Ngoài cháo tỏi, mẹ có thể nấu cháo tía tô cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ho cho trẻ.
Những lưu ý cho bố mẹ khi trẻ bị ho
Chuyên gia về bệnh đường hô hấp cho biết : Bố mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.
Ngoài ra, chuyên gia cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh.
Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ.
- Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm.
- Mẹ nên sử dụng các loại thuốc điều trị ho từ thảo dược, đã được kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn.
- Trong lúc này, thực đơn cho trẻ khi bị ho cần những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé.
- Thức ăn cần có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.
- Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
Cách cho trẻ ăn:
Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.
Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!