Viêm họng là một căn bệnh rất phổ biến ở quốc gia nhiệt đới như nước ta. Khi bị viêm họng, bạn sẽ rất khó chịu, đau rát cổ họng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở trẻ em khi bé bị viêm họng. Bé sẽ rất mệt mỏi, đau đớn khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến bé bị viêm họng là gì? Cách phòng ngừa bé bị viêm họng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, gây đau rát cổ họng. Khi bị viêm họng, niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm.
Viêm họng là căn bệnh thường gặp ở bé
Viêm họng ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh về hô hấp hiện nay. Khi bé bị viêm họng, cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời tránh những chuyển biến xấu.
Nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm họng
Viêm họng do virus
Đây là nguyên nhân viêm họng phổ biến ở bé. Virus này không thể điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng là đau họng kèm sốt cao.
Viêm họng do cảm cúm
Cảm cúm cũng gây ra viêm họng ở bé. Ngoài ra, bé còn bị sổ mũi và ho.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh này thường được điều trị bằng kháng sinh.
Dị ứng có thể khiến bé bị viêm họng
Dị ứng không gây đau họng cho bé nhưng có thể kích thích cổ họng gây ho.
Bé bị viêm họng do môi trường sống
Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, …
Bé mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm. Bé mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo….
Những triệu chứng khi bé bị viêm họng
- Cổ họng bé bị sưng đỏ hoặc có mụn mủ, khó thở;
- Khó nuốt nước bọt và không thể mở miệng rộng;
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm;
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C;
- Chán ăn, có dấu hiệu mất nước, cáu kỉnh và chảy nước dãi thường xuyên;
Khi bé có những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị.
Cách giúp bé giảm đau họng
Cho bé uống nhiều nước. Khi bé bị viêm họng, cổ họng sẽ đau rát khó chịu. Hãy cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm nước chanh giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.
Cho bé uống nhiều nước giúp làm giảm cơn đau họng
Tạo độ ẩm cho không khí. Không khí phòng quá khô, bé sẽ cảm thấy đau họng khi ngủ. Bạn có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Bạn hãy pha 1/4 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm, sau đó cho bé súc miệng. Muối có tác dụng kháng viêm, sẽ giúp họng bé bớt đau và mau khỏi.
Cách phòng ngừa viêm họng
- Bạn có thể sử dụng bình rửa mũi để vệ sinh mũi và họng cho bé hàng ngày. Cách này có tác dụng chống khô mũi, tiêu tan dịch nhầy và vệ sinh mũi khỏi vi khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…
- Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể bé. Đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.
- Đảm bảo cho bé chế độ ăn uống hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho bé.
- Nên tắm cho bé bằng nước ấm. Không nên để bé ngồi trước quạt hoặc điều hòa sau khi tắm xong.
Bệnh viêm họng có lây không?
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu xung quanh bé có người đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là bạn hạn chế để bé tiếp xúc với người bệnh. Giữ vệ sinh cho bé đặc biệt là rửa tay bé thường xuyên.
Khi bé bị viêm họng hãy đưa bé đến bác sĩ để được chữa trị
Viêm họng không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên lơ là. Khi bé bị viêm họng bạn hãy đưa ngay bé đến bác sĩ. Bạn nhất định phải bên cạnh bé để giúp bé phần nào quên đi mệt mỏi khi bị bệnh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!